Kết nối doanh nghiệp trong nước với nhà cung cấp quốc tế

Sáng nay, 7/8, triển lãm về máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất và công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp lần thứ 15 - VME 2024 đã chính thức khai mạc.

Triển lãm diễn ra từ ngày 7/8 - 9/8, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) cùng với các hội thảo chuyên sâu về máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất và công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp.

Trước tiềm năng vô cùng lớn của ngành, VME 2024 sẽ tạo ra một không gian triển lãm mở, kết nối doanh nghiệp với các nhà cung cấp quốc tế.

Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc với sự góp mặt của các tập đoàn lớn như Samsung, Parker Meggitt và nhiều thương hiệu mới như Lung Kee, Heilind Asia Pacific, CKD…

Triển lãm về máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất và công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp lần thứ 15.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,54% trong 6 tháng đầu năm 2024.

Đặc biệt, ngành chế biến, chế tạo ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 8,67%, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của ngành công nghiệp Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

VN-Index mở đầu phiên chiều với diễn biến giằng co trên mốc tham chiếu, tuy áp lực bán xuất hiện trở lại nhưng chỉ số vẫn đóng cửa trong sắc xanh tích cực.

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra gần 800 triệu USD (khoảng 20.000 tỷ đồng) để nhập các loại rau quả từ Trung Quốc, trong đó chủ yếu là trái cây.

Bộ Tài chính cho biết, quy định yêu cầu sàn thương mại điện tử khấu trừ và khai, nộp thuế thay người bán nhằm chống thất thu thuế, giảm chi phí, thủ tục hành chính.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, mặc dù trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam 10 tháng đạt gần 7,8 triệu tấn, kim ngạch hơn 4,86 tỷ USD.

Số liệu kinh tế Mỹ gần đây khiến nhà đầu tư giảm đặt cược khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nới lỏng tiền tệ trong phiên họp tháng 12.