Học đường không khói thuốc lá điện tử

Từ 1/1/2025, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chính thức bị cấm ở nước ta, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh thiếu niên. Các nhà trường đã có nhiều giải pháp sáng tạo trong giáo dục, tuyên truyền để học sinh "nói không" với thuốc lá điện tử.

Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là sản phẩm công nghệ cao thời gian qua đã len lỏi vào môi trường học đường. Với thiết kế nhỏ gọn, hương vị đa dạng và sự quảng bá hấp dẫn trên mạng xã hội, thuốc lá điện tử trở thành nguy cơ lớn đối với sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt đối với học sinh trung học. 

Từ 1/1/2025, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới này chính thức bị cấm ở nước ta. Nhiều trường học đã thực hiện các giải pháp tuyên truyền, giáo dục để học sinh từ bỏ, tránh xa sản phẩm độc hại này.

Tại giờ học về tác hại của thuốc lá điện tử ở Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn, thay vì chỉ phổ biến kiến thức, giáo viên đã khuyến khích và hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ nhiều nguồn tin chính thống cả trong nước và quốc tế về tác hại của thuốc lá điện tử.

Học sinh Phạm Nam Hiếu - Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn, chia sẻ: "Đối với người sử dụng thì nó sẽ gây mất tập trung, suy giảm trí nhớ, tiếp theo là ảnh hưởng đến vấn đề tim, phổi, thậm chí cả mạch máu, tệ nhất là dẫn tới ung thư". 

Ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, từ 1/1/2025, nhiều trường học đã tích cực triển khai các chương trình tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh và giáo viên. Những buổi ngoại khóa, ký cam kết hay các tiết học giáo dục sức khỏe không chỉ trang bị kiến thức mà còn giúp các em tự bảo vệ mình trước cám dỗ nguy hiểm.

Cô giáo Lê Thanh, Trường THCS Nguyễn Công Trứ, cho hay: "Tất cả mọi tuyên truyền thì phải thiết thực, phải phù hợp đối với các con. Bằng những hình ảnh, tư liệu mà các con có được thì đó là những tiết học hiệu quả nhất mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các con".

Những cách làm sáng tạo này đang dần tạo nên hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, góp phần xây dựng một môi trường học đường lành mạnh, không khói thuốc. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe của học sinh mà còn góp phần hình thành ý thức trách nhiệm trong cộng đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng.

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.

Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.