Hà Nội tổng kết công tác khuyến học năm 2024

Hội khuyến học Hà Nội vừa tổng kết công tác khuyến học và phong trào thi đua khen thưởng năm 2024.

Hội Khuyến học Thành phố hiện có gần 2 triệu hội viên, đạt tỷ lệ gần 24% so với tổng số dân trên địa bàn. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú và sáng tạo, có sức lan tỏa cao đến các hội viên và quần chúng nhân dân. Các mô hình học tập đều đạt và vượt chỉ tiêu định hướng của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam giao, trong đó mô hình “Đơn vị học tập” đạt tỷ lệ cao nhất, gần 96%. Năm 2024, tổng quỹ khuyến học các cấp là gần 440 tỷ đồng, đạt bình quân hơn 52.000 đồng/người dân.

Tại hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động khuyến học và phong trào thi đua đã được khen thưởng.

Hội Khuyến học Hà Nội cũng đề ra phương hướng hoạt động của năm 2025 với mục tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Hội Khuyến học thành phố Hà Nội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020-2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng.

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.

Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.