Ghi nhận hình ảnh tại chốt để không bỏ lọt vi phạm

Để người bị xử lý "tâm phục, khẩu phục" với hành vi vi phạm của mình, lực lượng CSGT tăng cường áp dụng biện pháp ghi nhận hình ảnh thông qua các thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng. Đặc biệt trong bối cảnh có nhiều thay đổi về mức xử phạt sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, điều này sẽ nhằm góp phần đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu quả trong thực thi pháp luật.

Chiều ngày 1.1.2025, thực hiện nhiệm vụ tại nút giao Phạm Hùng - Dương Đình Nghệ, Đội cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng cảnh sát giao thông Công an Hà Nội) đã dùng máy ghi hình cầm tay để ghi nhận các tài xế không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu. Hình thức này nhằm xử lý triệt để tình trạng lái xe vượt đèn đỏ và không thể chối cãi việc vi phạm.

Trong gần một giờ, nhiều tài xế đã bị tổ công tác dừng kiểm tra và lập biên bản xử phạt. Tất cả đều "tâm phục khẩu phục" và chấp hành ký vào biên bản.

Lực lượng chức năng phát hiện vi phạm

Theo nghị định 168/2024/NĐ-CP, tài xế ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng; mức phạt với lái xe máy cùng hành vi này là 4 - 6 triệu đồng. Mức xử phạt này là không nhỏ vì thế càng tăng cao tính răn đe đối với người dân, hình thành thói quen tham gia giao thông văn hóa, văn minh. 

Cùng với việc tăng cường xử lý vi phạm, cảnh sát giao thông Hà Nội sẽ đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong tuần tra, kiểm soát và triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân.

Cảnh sát giao thông sử dụng thiết bị ghi nhận hình ảnh vi phạm

Trung tá Phạm Văn Chiến - Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) thông tin, trong ca công tác kéo dài 4 giờ, tổ CSGT đã lập biên bản xử lý 10 trường hợp. "Đại đa số người tham gia giao thông biết được từ hôm nay sẽ tăng mức xử phạt với các hành vi là nguyên nhân gây tai nạn giao thông nên đã chấp hành, chỉ có một số trường hợp cố tình vi phạm. Đơn vị đã quán triệt đến từng cán bộ, chiến sĩ phải tích cực tuyên truyền, xử lý với phương châm: Không có ngoại lệ, không có vùng cấm", Trung tá Phạm Văn Chiến cho biết.

Người dân nghiêm túc chấp hành luật giao thông

Thực tế, qua công tác tăng cường ra quân xử lý vi phạm, đảm bảo ATGT Thủ đô dịp cuối năm của lực lượng chức năng, tình hình giao thông trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét. Từ 1.1.2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực càng góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả duy trì, giữ gìn ổn định trật tự giao thông Hà Nội. 

Những hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT, ùn tắc giao thông sẽ bị xử lý nghiêm, đúng người đúng tội, không có vùng cấp, không có ngoại lệ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Việc nhận diện các mối nguy và đánh giá rủi ro và tìm giải pháp khắc phục sẽ giúp doanh nghiệp phòng ngừa tai nạn lao động, tạo lập môi trường làm việc an toàn, hiệu quả, bền vững.

Tài xế xe tải quên đóng cửa thùng gây mất an toàn giao thông và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra va chạm.

Bộ Nội vụ cho biết, năm 2024, toàn quốc xảy ra hơn 8.200 vụ tai nạn lao động, gây thiệt hại hơn 43.000 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt và tuyên dương các tập thể, cá nhân trong đoàn công tác của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tham gia cứu nạn, cứu hộ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.

Các chế tài xử phạt cho hành vi lừa dối khách hàng đã có nhưng dường như chưa đủ sức răn đe, nên ngày càng có nhiều vụ việc lừa dối khách hàng, trong đó có cả những người nổi tiếng, sẵn sàng đánh đổi cả hình ảnh, thương hiệu của mình vì lợi nhuận.

Hàng loạt các dự án giao thông vừa được Bộ Xây dựng ấn định thời gian khởi công, nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của cả nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.