Dựng rào chắn, chuẩn bị phá dỡ tòa nhà 'Hàm Cá Mập'

Toà nhà “Hàm cá mập” bắt đầu được rào chắn từ hôm nay 25/5 để chuẩn bị phá dỡ.

 

Tòa nhà "Hàm Cá Mập" được xây dựng từ năm 1991-1993, do Transerco quản lý. Ngày 25/5, UBND quận Hoàn Kiếm có văn bản thông tin về dự án cải tạo, chỉnh trang Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong đó có việc hạ giải tòa nhà số 1-3-5 Đinh Tiên Hoàng. Hiện các đơn vị liên quan đã tiến hành quây rào để tiến hành phá dỡ tòa nhà "Hàm Cá Mập". Quận Hoàn Kiếm phối hợp Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) và các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp an toàn để tháo dỡ, di chuyển các trang thiết bị và hạ giải tòa nhà.

UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, trong thời gian qua, địa phương đã nghiên cứu phương án cải tạo, chỉnh trang Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Đây là điểm kết nối hai khu vực đô thị di sản gồm hồ Hoàn Kiếm - đền Ngọc Sơn ở phía Nam (di tích cấp Quốc gia đặc biệt) và khu phố cổ ở phía Bắc (di tích cấp Quốc gia). Sau khi được thành phố giao nhiệm vụ thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, UBND quận Hoàn Kiếm đã khẩn trương triển khai các thủ tục theo quy định và ban hành thông báo thu hồi đất đối với địa điểm số 1-3-5 Đinh Tiên Hoàng. 

Các lực lượng chức năng quây rào để phá dỡ tòa nhà "Hàm Cá Mập".

Trước đó, UBND quận Hoàn Kiếm đã phối hợp các Sở, ngành nghiên cứu lập phương án và báo cáo thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư theo hai phân kỳ. Phân kỳ một gồm 5 nội dung như hạ giải tòa nhà "Hàm Cá Mập"; di chuyển trạm biến áp bên trong tầng một công trình tòa nhà; chỉnh trang tòa nhà Hapro (số 7-9 Đinh Tiên Hoàng), chỉnh trang mái che, mái vẩy, biển hiệu, mặt đứng các công trình xung quanh quảng trường đoạn phố Đinh Tiên Hoàng, đoạn phố Cầu Gỗ, đầu phố Hàng Đào. Bên cạnh đó, chỉnh trang nhà hàng Thủy Tạ; tổ chức lại giao thông trên đường Đinh Tiên Hoàng, hạn chế phương tiện giao thông cơ giới, phát huy không gian sau hạ giải công trình số 1-3-5 Đinh Tiên Hoàng và kết nối tuyến phố Đinh Tiên Hoàng để triển khai thành không gian công cộng gắn với dịch vụ bổ trợ cho du lịch của thủ đô. "Các nội dung trên được triển khai trong tháng 5 và kết thúc trong tháng 8", quận Hoàn Kiếm cho biết. 

Phân kỳ hai gồm nghiên cứu giải pháp phát triển không gian ngầm quảng trường; tiếp tục chỉnh trang hết lớp nhà thứ nhất mặt phố xung quanh quảng trường; cải tạo tổng thể hạ tầng kỹ thuật để tương xứng với hoạt động của hồ Hoàn Kiếm là di tích cấp Quốc gia đặc biệt; bổ sung các trang thiết bị đô thị phù hợp với các chức năng hoạt động của khu vực. 

 

Việc phá dỡ tòa nhà này dự kiến hoàn thành trong tháng 6.

Với khối lượng công việc của phân kỳ một, quận Hoàn Kiếm cho biết đang phối hợp với các Sở, ngành thành phố khẩn trương hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật. Trước đó, Transerco - đơn vị vận hành tòa nhà đã kết thúc hoạt động của các đơn vị thuê mặt bằng tại tòa nhà "Hàm Cá Mập" và các đơn vị thuê mặt bằng đã di chuyển đồ đạc xong từ ngày 24/4.

Sau khi Hà Nội phá bỏ tòa nhà "Hàm Cá Mập" và kết hợp với tuyến phố xung quanh sẽ tạo ra không gian khoảng 1,2 ha để phục vụ cộng đồng, phía dưới khu vực này sẽ làm ba tầng hầm. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an thành phố Hà Nội bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động của Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương với phương châm "chủ động phòng ngừa, phát hiện từ sớm, xử lý từ xa, giải quyết triệt để".

Hệ thống camera lưu động tại nút giao thông trọng điểm đã cho thấy hiệu quả khi hỗ trợ CSGT xử phạt nguội.

Một người phụ nữ đã đâm sầm vào chiếc ô tô đang cua rẽ trái, do thiếu quan sát khi điều khiển xe máy.

Nhiều thay đổi liên quan đến các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024, có hiệu lực từ ngày 1/7.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đã đến Hà Nội vào tối 25/5, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25-27/5 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam được cho là cơ hội để Việt Nam xây dựng trụ cột công nghiệp mới cho quốc gia.