Đề cao tinh thần "Thượng tôn pháp luật"

Qua 10 năm tổ chức, Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) đã đạt được những kết quả nổi bật; trong giai đoạn mới, cần triển khai nhiều giải pháp để Ngày Pháp luật ngày càng thực chất và hiệu quả" - đó là những nội dung mà đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội chia sẻ với phóng viên bên hành lang Quốc hội.

Thưa ông, năm 2022 là năm thứ 10 hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Xin ông cho biết những điểm nhấn trong hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 những năm vừa qua? 

Có thể thấy những điểm nhấn trong Ngày Pháp luật Việt Nam những năm qua là: Tôn vinh Hiến pháp, pháp luật; Giáo dục ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật cho mọi người; Góp phần xây dựng lối sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật; Tạo lập thói quen tự giác thực hiện, ứng xử theo pháp luật và nâng cao nhận thức pháp luật của mỗi người. Qua đó, xây dựng văn hóa pháp lý "Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật" trong toàn xã hội. 

Bên cạnh đó, đánh giá lại những kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); Định hướng triển khai trong thời gian tới; Tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này. 

Đồng thời, giáo dục, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với pháp luật, tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, tạo lập kỷ cương, phép nước góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật (PBDGPL), đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, một xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà

Xin ông có thể đánh giá về sự tham gia của những người làm công tác pháp luật đối với công tác PBDGPL nói chung, hưởng ứng Ngày Pháp luật nói riêng trong thời gian vừa qua? 

Công tác tuyên truyền, PBGDPL được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục, vừa sâu, vừa rộng, ngày càng thu hút đông đảo được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân trên địa bàn bàn tham gia, tạo thành phong trào tìm hiểu pháp luật, thực hiện theo pháp luật sôi nổi, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL. 

Việc triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam đã được thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, hiệu quả thực sự trở thành sự kiện chính trị, pháp lý của địa phương đã tạo sự lan tỏa ý thức thượng tôn, chấp hành và bảo vệ pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và Nhân dân trên địa bàn… Gắn thực hiện Luật PBGDPL với thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân.

Nhiều địa phương, nhất là Hà Nội đã tìm ra cách làm đúng để hưởng ứng, thực hiện các định hướng chung của Trung ương, nhưng lại có bổ sung, sáng tạo cách làm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Thủ đô. Việc thành phố tổ chức thành công Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng” là một ví dụ điển hình khi Ban tổ chức lựa chọn chủ đề cuộc thi rất thời sự, thu hút được sự tham gia của đông đảo các cơ quan, tổ chức và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn.

Để Ngày Pháp luật Việt Nam ngày càng thực chất, hiệu quả, theo ông cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp gì trong thời gian tới theo tinh thần đổi mới của Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân?

Để ngày Pháp luật Việt Nam ngày càng thực chất, hiệu quả, theo tôi, thứ nhất là cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xác định là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Cùng với đó kết hợp chặt chẽ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; bảo đảm tính đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật.

Thứ hai, thực hiện đầy đủ các thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật hiện hành; đồng thời hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đa dạng hóa nguồn lực xã hội cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí, ưu tiên bố trí nguồn lực cho các nhóm đối tượng đặc thù yếu thế, đồng bào dân tộc, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 

Thứ ba, cần triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp, hướng mạnh về cơ sở, gắn với việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng; mặt trận và đoàn thể nhân dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. 

Cuối cùng là phải đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng; ưu tiên khung giờ thu hút đông đảo khán, thính giả đối với các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; nâng cao chất lượng các hoạt động đối thoại, giải đáp, tư vấn pháp luật; xây dựng và nhân rộng các mô hình hay, các làm hiệu quả gắn với từng chủ đề nội dung, đối tượng; đổi mới toàn diện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 20/11, thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội khẳng định dự án sẽ tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.

Ngày 19/11 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội làm việc tại hội trường. Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo.

Bước sang ngày tranh tài thứ ba tại Giải bắn súng quân dụng Lục quân các nước ASEAN lần thứ 32 (AARM-32) đang diễn ra tại Philippines, các vận động viên đoàn tuyển thủ bắn súng Quân đội nhân dân Việt Nam đã nỗ lực thi đấu bắn đĩa bài 3 và đoạt được 15 huy chương Bạc.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.