Xem xét rút ngắn khoảng ba tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
Theo nội dung tờ trình, việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đây cũng là vấn đề được đặt ra ở nhiều nhiệm kỳ trước.
Sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng kết thúc vào tháng 1, thông thường công tác bầu cử được tiến hành vào cuối tháng 5. Như vậy thời gian để tiến hành các công việc liên quan để bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND và kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước sẽ kéo dài 4 tháng.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, thời gian 4 tháng là khá dài. Thực hiện yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy, hoàn thiện sớm về mặt nhân sự cấp cao Nhà nước, gắn với kiện toàn nhân sự trong Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và nhất trí chủ trương báo cáo Quốc hội việc rút ngắn tầm ba tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và nhiệm kỳ HĐND các cấp. Việc này cũng nhằm mục đích để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND lần tới tiến hành gần nhất có thể sau khi kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc. Điều này sẽ thuận lợi hơn trong kiện toàn bộ máy và nhân sự Nhà nước.
Luật bầu cử lần này được nghiên cứu sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các khâu, các bước tiến hành bầu cử. Đồng thời, thời gian thực hiện được rút ngắn để công tác bầu cử khẩn trương, thuận lợi nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền công dân về bầu cử và ứng cử.

Nhiều nội dung lớn được xem xét trong tuần làm việc thứ hai
Đáng chú ý, Quốc hội dành sáng 14/5 để thảo luận về: dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.
Quốc hội cũng nghe trình bày Tờ trình về Ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Trong tuần làm việc thứ 2, Quốc hội cho ý kiến nhiều dự án luật, nghị quyết. Các dự án luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến gồm: Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Tuần làm việc đầu tiên nghiêm túc, trách nhiệm và khẩn trương
Tuần làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9 đã được tiến hành với tinh thần làm việc hết sức nghiêm túc, trách nhiệm, khẩn trương và quyết tâm chính trị cao, tạo được sự đồng thuận của các đại biểu Quốc hội.
Trọng tâm lớn nhất là việc Quốc hội biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết quyết định việc xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Cùng với đó là Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được thành lập. Tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành. Điều này thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ, đồng lòng của Quốc hội trong việc quyết tâm xây dựng và hoàn thiện thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong tuần làm việc đầu tiên, Quốc hội cũng đã thảo luận tại hội trường về 7 dự án luật quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đó là các luật: Luật Nhà giáo, Luật Việc làm (sửa đổi), Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Hóa chất (sửa đổi), Luật Thuế tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật) và tiến hành nhiều nội dung quan trọng khác.


Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tiếp Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) nhân dịp Đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội vào sáng 12/5.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng 12/5 đã dự Lễ khởi công xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình) và Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hưng Phú (tỉnh Thái Bình).
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM ghi nhận ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre) tự nguyện khắc phục thêm 15 tỷ đồng vào hậu quả chung của vụ án nên chấp nhận kháng cáo, giảm 7 năm tù ở hai tội danh.
Bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội) bị đề nghị truy tố về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sáng 12/5 đã mở phiên tòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ án khai thác trái phép đất hiếm tại tỉnh Yên Bái đối với cựu Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường và 26 bị cáo.
0