'Dấu xưa văn hiến' qua sáng tác nghệ thuật đương đại
Đây là mùa triển lãm thứ ba trong chuỗi dự án nghệ thuật “Dấu xưa văn hiến”, tiếp nối thành công của hai mùa trước: “Dấu xưa văn hiến” (2022) và “Soi bóng Thăng Long” (2023).
Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống. Các tác phẩm tập trung tái hiện sự phát triển của các làng nghề nổi tiếng của Thăng Long xưa.
Triển lãm năm nay quy tụ các tác phẩm được thể hiện bằng chất liệu truyền thống như: sơn mài, lụa, gốm, giấy dó kết hợp các kỹ thuật hiện đại như sắt, inox, mica, kính, các loại đèn hiện đại, các loại sơn dầu, acrylyc, tổng hợp... Đặc biệt, ánh sáng được khai thác làm yếu tố trung tâm, tạo nên không gian triển lãm tự do, phóng khoáng, tương tác với mọi chiều không gian.
Ngoài ra, Triển lãm năm nay giới thiệu tác phẩm chung mang tên “Giếng Thiên Quang”, kết hợp sáng tạo của 9 họa sĩ, lấy cảm hứng từ di sản “Giếng Thiên Quang” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, truyền tải ý nghĩa về ánh sáng tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời.
Triển lãm diễn ra tại nhà Tiền đường, khu Thái Học đến ngày 25/3/2025.


Tạp chí Người Hà Nội tối 16/6 đã tổ chức Lễ tổng kết, trao giải và công diễn Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”.
Dự án "Bước chân trở về - Vì một màu xanh Việt Nam" nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và kết nối những người con xa xứ với quê hương thông qua âm nhạc và các loại hình nghệ thuật.
“Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025” có gần 300 tác phẩm tham gia, góp phần lan tỏa hình tượng người làm báo qua văn học nghệ thuật.
Lễ trao giải cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về "Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025" diễn ra vào tối 16/6 tại Hà Nội.
Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025” đã thu hút gần 300 tác phẩm tham dự sau gần một năm phát động.
Không một mảnh vải nào thừa, không một "mảnh vụn" nào của cuộc đời lại vô ích, đó là thông điệp được Hợp tác xã Vụn Art truyền đạt đến mọi người thông qua những bức tranh được người khuyết tật ghép từ lụa vụn của làng nghề Vạn Phúc.
0