Khai mạc chuỗi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại

Chuỗi trưng bày nghệ thuật đương đại độc đáo khai thác chất liệu từ di sản và lịch sử do các cá nhân và nhóm nghệ sỹ đương đại nổi bật thực hiện, phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa, lịch sử, nghệ thuật đương đại của công chúng và du khách.
Các không gian trưng bày – triển lãm bao gồm:
1. Không gian trưng bày Dự án “Hồn nhiên như cô Tiên” do các Nghệ sĩ: Nguyễn Thế Sơn, Vũ Xuân Đông, Trần Hậu Yên Thế, Phạm Khăc Quang; các nghệ sĩ trẻ từ khoa Hội họa – Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và một số nghệ sĩ khách mời: Vũ Kim Thư, Lê Minh Đại, Lê Kim Mỹ.
2. Không gian trưng bày ‘DIỀU TIÊN’ của nhóm nghệ sĩ Quan Hằng Cao, Lê Thanh Bình, Trí Minh và các cộng sự.
3. Không gian sắp đặt Game 3D ‘Air Skylen’ do nhóm nghệ sĩ Quang Lâm (Lâm Ngọc Quang) và các cộng sự thực hiện.
4. Không gian Triển lãm sắp đặt ‘Mơ Tiên’ do nhóm tác giả nhiếp ảnh gia Trần Trung Hiếu, Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Ngọc, Hoạ sĩ Vũ Dân Tân, Họa sĩ Nguyễn Quân, Họa sĩ Phan Cẩm Thượng, Họa sĩ Phạm Khắc Quang, Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, hoạ sĩ Hoàng Huệ Phương phối hợp và thực hiện.
5. Không gian sắp đặt đèn lồng ‘Cuộc gặp gỡ Xưa – Nay’ của hoạ sĩ Xuân Lam.
6. Không gian sắp đặt tác phẩm ‘Ngũ hành’ của nghệ sĩ Tuấn Ngọc thực hiện.
7. Tác phẩm sắp đặt ‘Từ 100 đến 100 tới 100 triệu’ và Tác phẩm sắp đặt ‘Cân bằng 50/50’ do Trương Hoàng Hải và các cộng sự thực hiện.
8. Không gian Triển lãm hiện vật “Ký ức 22 Hàng Buồm” do nhóm Nghệ sĩ: Nguyễn Thế Sơn, Trần Hậu Yên Thế, KTS Nguyễn Hoàng Phương được duy trì từ Tuần lễ Khơi nguồn sáng tạo 2021.

Phát biểu tại sự kiện, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho rằng, chuỗi hoạt động văn hóa tại Trung tâm góp phần khẳng định nguồn lực sáng tạo của Hà Nội từ việc kết nối các nghệ sĩ, các nhà thiết kế sáng tạo, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, công nghệ... chung tay thắp lên ngọn lửa sáng tạo cũng như truyền cảm hứng sáng tạo trong mọi người dân.
Chuỗi trưng bày sẽ kéo dài đến hết ngày 30/11. Trong thời gian này, Ban tổ chức sẽ thực hiện một số chương trình tọa đàm, đối thoại chuyên sâu, nhằm kết nối, tăng tính tương tác giữa tác giả với công chúng, như: Tọa đàm “Thúc đẩy cộng đồng sáng tạo trẻ và chế tác kỹ thuật số tại Hà Nội” ngày 13/11; đối thoại tác giả, tác phẩm: Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn và nghệ sĩ Trần Hậu Yên Thế với không gian triển lãm dự án “Tiên - Rồng”; tọa đàm “Từ di sản văn hóa tới thiết kế - nghệ thuật” ngày 18/11…


Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị giữ nguyên đượctên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh/thành phố đã được công nhận.
Khoảng 200 tài liệu, hình ảnh về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng, hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sẽ được trưng bày tại Triển lãm trực tuyến Hải cảng xưa.
Lễ hội thả diều làng Bá Dương Nội được xếp hạng Di tích văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận nghề làm diều sáo truyền thống.
Lễ hội bơi làng Đăm đã trở lại sau 7 năm gián đoạn, mang đến không khí sôi động trên dòng sông truyền thống của phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm.
Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ vua Đinh” đã được Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức vào ngày 7/4.
0