Đầu tư bất động sản mắc kẹt vì cạn vốn
Chị Thu Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mua một căn liền kề tại dự án khu đô thị ở huyện Mê Linh (Hà Nội) với giá hơn 7 tỷ đồng, đã vào tiền được 40% theo tiến độ. Vì không nhiều vốn nên ban đầu chị Mai chỉ định "lướt sóng". Nhưng không may, khi chị xuống tiền xong thì vài tháng sau, thị trường đi xuống, thanh khoản kém. Chị rơi vào thế khó vì không thể "thoát hàng", cũng không đóng tiếp được tiến độ vì kẹt vốn trong khi tới cuối năm chị phải đóng đầy đủ số tiền còn lại.
"Tôi nhờ môi giới rao bán, đăng thông tin khắp nơi hy vọng có thể sang tay. Nhưng hơn một tháng rồi không có người hỏi. Tôi chưa biết xoay xở thế nào với số tiền nộp tiến độ còn lại", chị Mai tâm sự.
Anh Trịnh Thắm (quận Hà Đông, Hà Nội) cũng dở khóc dở mếu khi mua bất động sản tại Hưng Yên. Nếu muốn thanh khoản nhanh chóng, anh phải chấp nhận cắt lỗ. Còn nếu tiếp tục đầu tư, anh phải lo đi vay một số tiền rất lớn. Trong khi đó, việc tiếp cận vốn tín dụng để đầu tư bất động sản hiện rất khó khăn, chưa kể lãi suất cao.
"Mặc dù tôi có đọc và nghe nhiều lời khuyên việc không nên lạm dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư bất động sản nhưng lúc đó thấy thị trường đang lên, cứ nghĩ vào "lướt" một thời gian có lãi rồi sẽ bán, ai ngờ thị trường xuống quá nhanh", anh Thắm nói.
Trong bối cảnh thị trường khó khăn, nguồn vốn tín dụng bị thắt lại, chi phí vốn tăng cao, trường hợp nhà đầu tư phụ thuộc quá nhiều vốn vay dễ dẫn đến tình trạng "ngộp". Ban đầu, những nhà đầu tư trên chỉ định đầu tư rồi bán ngay, nhưng vì thị trường khó khăn nên họ bị "kẹp hàng".
Chuyên gia phân tích, đa phần những nhà đầu tư bất động sản có tầm nhìn trung và dài hạn họ sẽ thường có kỳ vọng khác với những nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn.
"Trước đây, khi thị trường bất động sản sôi động, nhiều nhà đầu tư lấy lợi nhuận có được từ bất động sản này để đầu tư bất động sản khác. Nhưng khi thị trường chững lại, dòng tiền của nhiều nhà đầu tư khó khăn. Tôi cho rằng có quá nửa số khách hàng đầu tư bất động sản dự án đang kẹt vốn", ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa nhận định.
Theo ông, xu thế chung của thị trường là trầm lắng, càng khó khăn với bất động sản xa trung tâm hay sản phẩm hình thành trong tương lai. Ngay cả khi nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ, thanh khoản vẫn kém.
Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc phụ trách thị trường bất động sản phía Nam Batdongsan.com cho biết: “Có tình trạng nhiều nhà đầu tư cắt lãi so với kỳ vọng. Ngoài ra, còn một dạng cắt lãi khác đó là các chủ đầu tư thường có những phần chiết khẩu rất lớn dành cho những người đầu tiên. Dạng cắt lãi thứ ba có thể xảy ra đó là khi so sánh với những tài sản đầu tư khác ở cùng thời điểm”.
Bà Dương Thùy Dung - Trưởng Bộ phận Định giá, Nghiên cứu thị trường và tư vấn phát triển của CBRE Việt Nam cho biết, có tới hơn 50% các nhà đầu tư đang bị mắc kẹt trong việc vay vốn đầu tư bất động sản và tiến thoái lưỡng nan. Nếu họ tiếp tục vay thì chi phí vốn sẽ tăng rất cao nhưng muốn bán cũng không được. Họ có lựa chọn trả lại sản phẩm cho chủ đầu tư, nhưng chi phí phạt rất lớn nên buộc phải đi vay tiếp để duy trì. Nếu không thể vay được, nhà đầu buộc phải bán cắt lỗ.
Theo dự báo của ông Trần Khánh Quang,cuối năm nay và đầu năm sau thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn, trầm lắng, giao dịch chững lại, xu hướng giảm giá mạnh nhất sẽ xuất hiện ở những vùng xa trung tâm. Các yếu tố như lãi suất cho vay tăng cao, tín dụng và trái phiếu thắt chặt lại… tác động đến thị trường. Nhà đầu tư cần nhanh chóng cơ cấu lại các khoản đầu tư.
Một số chuyên gia khác cho rằng thị trường bất động sản trong giai đoạn dành cho những người mua để ở thực và nhóm có "tiền tươi thóc thật", không dành cho nhà đầu tư lướt sóng và sử dụng đòn bẩy tài chính.
Những diễn biến từ đầu năm cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Dự kiến, đến cuối năm 2024, quá trình phục hồi của thị trường sẽ có những tiến triển rõ nét.
Trong quý 3/2024, hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền là gần 26.000 sản phẩm, tăng 52% so với quý 2. Một số ý kiến đánh giá, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn kho bất động sản bên cạnh việc một số doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn trong việc thanh khoản sản phẩm thì cũng có hiện tượng chủ đầu tư “ôm” hàng chờ tăng giá, tìm kiếm lợi nhuận cao.
Chủ đầu tư khu đô thị Thanh Hà vừa xin điều chỉnh tiến độ dự án đến hết tháng 10/2026 để thực hiện các thủ tục còn lại. Thông tin này được nêu trong văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội về thẩm định hồ sơ điều chỉnh chủ trương dự án Khu đô thị mới Thanh Hà A - Cienco 5.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa thông báo kéo dài thời gian nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
Các chuyên gia chung quan điểm: Thị trường bất động sản phía Nam đang có nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư, trong đó nổi lên phân khúc nhà ở thương mại tại thành phố Bình Dương.
Nhà nước đưa ra các gói tín dụng ưu đãi để khuyến khích cả doanh nghiệp đầu tư và người thuê, mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nguồn vốn giải ngân rất chậm, chưa đáp ứng như kỳ vọng.
0