Đàm phán Mỹ - Ukraine: Đàm phán trong lệch thế
Sau chuyến thăm Mỹ thất bại của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Mỹ và Ukraine tiến hành đàm phán tại Ả rập Xê út về hàn gắn mối quan hệ song phương và chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine.
Ông Zelensky đến Ả rập Xê út nhưng không thương thảo với Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Marco Robio. Dù vậy, có thể nhận thấy vòng đàm phán này không ngang thế, bằng vai mà thiên lệch hẳn về phía Mỹ. Do đó, chưa qua hết khoảng thời gian đàm phán được dự định là 3 ngày đã có thể thấy kết quả cuối cùng là phía Ukraine phải chấp nhận những yêu cầu áp đặt của phía Mỹ hoặc đàm phán không đạt được kết quả gì và phía Mỹ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ thêm sức ép trên nhiều phương diện đối với Ukraine và cá nhân ông Zelensky.
Sau cuộc khẩu chiến công khai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mỹ JD Vance với ông Zelensky ở Nhà Trắng, ông Trump quyết định ngừng viện trợ của Mỹ cho Ukraine và doạ không cho Ukraine tiếp tục sử dụng mạng lưới Internet Starlink của tỷ phú Elon Musk. Phía Ukraine càng thêm khó khăn khi phía Nga tăng cường hoạt động quân sự trên chiến trường.
Để cứu vãn tình thế và xoay chuyển cục diện tình hình, ông Zelensky không có sự lựa chọn nào khác ngoài phải tìm cách giảng hoà với Mỹ và tranh thủ chính quyền mới ở Mỹ, chịu nhún nhường và xuống thang, chấp nhận đàm phán với Mỹ khi trong tay không có nhiều con chủ bài có thể chơi bài ngửa và mặc cả với Mỹ.
Tại Ả rập Xê út, trên danh nghĩa Mỹ và Ukraine đàm phán với nhau nhưng thực chất đàm phán sẽ ít và nghe phía Mỹ giảng giải sẽ nhiều đối với Ukraine. Đàm phán trong lệch thế sẽ không thể đưa lại kết cục giúp phía Ukraine có thể hài lòng.
Mục tiêu đàm phán của phía Mỹ cũng không phải làm phía Ukraine hài lòng mà chủ yếu xem phía Ukraine chịu thuận theo những yêu cầu của Mỹ đến mức độ nào liên quan đến việc chấm dứt cuộc chiến tranh. Việc ký thoả thuận về khoáng sản ở Ukraine giờ đã trở thành chuyện phụ đối với Mỹ bởi ưu tiên của phía Mỹ hiện là tiến tới đàm phán trực tiếp với Nga về giải pháp chính trị giúp chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine. Cuộc đàm phán này có triển vọng thành công mới có cuộc gặp nhau trực tiếp giữa ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Mỹ đàm phán với Ukraine nhưng không cho EU tham gia. Tới đây, Mỹ đàm phán với Nga cũng không cho EU và Ukraine tham gia. Như vậy, Mỹ mới lôi kéo được Nga vào đàm phán với Mỹ. Qua đó, có thể thấy ở vòng đàm phán giữa Mỹ và Ukraine, Mỹ sẽ ép Ukraine chấp nhận không ít nhượng bộ đau đớn đối với Ukraine nhưng lại là những điều kiện tiên quyết và cơ bản của Nga, dùng đấy làm nền tảng và điểm xuất phát để thôi thúc Nga chấp nhận những nhượng bộ nhất định. Từ kết quả của vòng đàm phán giữa Mỹ và Ukraine sẽ có thể tiên đoán được thời gian Mỹ và Nga đàm phán với nhau và liệu cuộc đàm phát có đưa lại kết quả mà Mỹ muốn đạt được hay không?


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0