Cuối tuần ở thư viện Hạnh Phúc

Thư viện Hạnh Phúc (huyện Đan Phượng) là nơi những người lớn tuổi thong thả tận hưởng thời gian thư thái, trẻ em háo hức khám phá thế giới qua từng trang sách.

Tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thư viện Hạnh Phúc lâu nay đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, một phần không thể  thiếu trong đời sống của người dân.

Chị Lê Thị Hồng Ngát (huyện Đan Phượng) chưa từng bỏ bất cứ buổi đọc sách nào khi thư viện mở cửa. Với chị, mỗi ngày đến thư viện là một hành trình gắn bó hơn với con cái.

Chị Ngát cho biết: "Trước đây khi chưa biết đến thư viện, buổi tối và cuối tuần mình sẽ dành thời gian để xem phim, con mình cũng hay xem điện thoại. Từ khi biết đến thư viện, mình đưa con đến đây thì bé rất thích. Bé tránh được việc xem điện thoại và ti vi quá nhiều".

Bà Đào Thị Vệ và bà Lê Thị Miên tuần nào cũng đến thư viện đọc sách. Với các bà, thư viện không chỉ là nơi cập nhập thêm những kiến thức mới của cuộc sống, mà còn là nơi để những người cao tuổi rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần khi tuổi đã cao.

Bà Vệ chia sẻ: "Trước kia không có thư viện, ở nhà có quyển sách nào hay thì thi thoảng đọc cho khuây khỏa, chứ cũng không đi sâu vào lắm. Từ ngày có thư viện như là 'in' vào trong đầu óc của mình. Cứ nhớ đến giờ đấy là phải đọc sách, để tìm hiểu thêm về cách sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày".

Ở thư viện cộng đồng, số lượng các em nhỏ đến đọc sách cũng khá đông. Vì trong tuần phải đến trường học, các em thường đọc sách vào buổi sáng cuối tuần, qua đó bổ sung thêm kiến thức về cuộc sống.

Ở Đan Phượng, những thư viện cộng đồng mang tên Hạnh Phúc có mặt nhiều nơi với nhiều đầu sách phong phú, từ truyện tranh cho trẻ, sách, báo, tư liệu tham khảo cho người lớn, giúp người dân địa phương có thêm không gian để bổ sung kiến thức mỗi ngày.

Tại xã Tân Hội, thư viện Hạnh Phúc luôn là điểm hẹn của những tâm hồn yêu sách, lan tỏa giá trị của tri thức và kết nối cộng đồng, trở thành nhịp sống chung của cả vùng. Thư viện mở cửa cả ngày từ sáng đến tối, phục vụ cho nhu cầu đọc sách của mọi người, mọi lứa tuổi.

Đến thư viện, người dân không những được đọc sách mà còn tăng cường giao tiếp và chia sẻ thông tin. Đó chính là lý do khiến cho những thư viện này thu hút cộng đồng, bất kể thời điểm nào. Công việc của những người thủ thư cũng trở nên bận rộn và ý nghĩa hơn.

Ngày cuối tuần ở vùng quê Đan Phượng khép lại trong sự bình yên. Ở đây, văn hóa đọc không chỉ là một thói quen, mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống của người dân ngoại thành Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.

Được mệnh danh là lộc của trời, Vờ Vờ - thứ đặc sản nức tiếng ven sông Hồng mùa hạ được bao người sành ăn xuýt xoa khen ngợi. “Săn” được thức đặc sản quý hiếm đó chẳng hề đơn giản, chỉ ngắn ngủi đôi mươi phút khi trời mới tờ mờ sáng.

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.

Nghệ sĩ, ca sĩ Quỳnh Hoa là một người con của Hà Nội luôn cất tiếng hát về Thủ đô bằng cả trái tim với tình yêu dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.