Chuyên gia LHQ lên án lệnh trừng phạt ICC của Mỹ
Các báo cáo viên và chuyên gia độc lập về trật tự quốc tế đã nêu trong tuyên bố rằng, vào ngày 6/2, Tổng thống Mỹ đã ký một sắc lệnh hành pháp cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Tòa án Hình sự Quốc tế và các nhân viên của Tòa án này, cũng như các cá nhân hoặc tổ chức hợp tác với Tòa án Hình sự Quốc tế. Sắc lệnh hành pháp này là một cuộc tấn công vào nền pháp quyền toàn cầu và là một đòn giáng vào cốt lõi của hệ thống tư pháp hình sự quốc tế.

Tuyên bố chỉ ra rằng, nỗ lực của Mỹ nhằm trừng phạt Tòa án Hình sự Quốc tế thông qua sắc lệnh hành pháp này sẽ chỉ mang lại lợi ích cho tội phạm chiến tranh và cản trở hàng chục nghìn nạn nhân trên khắp thế giới tìm kiếm công lý và nhận được bồi thường.
Tuyên bố cũng chỉ ra rằng, các nhân viên của Tòa án Hình sự Quốc tế cam kết thúc đẩy trách nhiệm giải trình và công lý trên toàn cầu, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những nhân viên này sẽ vi phạm trắng trợn nhân quyền và làm suy yếu các nguyên tắc độc lập tư pháp và pháp quyền. Theo Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, việc xử phạt Tòa án Hình sự Quốc tế cũng cấu thành tội cản trở công lý.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng, công lý phải được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ. Việc duy trì luật pháp quốc tế không thể là “có chọn lọc” mà phải là trách nhiệm chung. “Nó sẽ tăng cường hơn là gây nguy hiểm cho an ninh toàn cầu, bao gồm cả an ninh của Mỹ”.
Vào tháng 11/2024, Tòa án Hình sự Quốc tế có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Galante và chỉ huy quân sự của Phong trào Kháng chiến Hồi giáo Palestine (Hamas) Mohammed Diab Ibrahim al-Masri, cáo buộc họ về tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh.
Sau khi Tổng thống Mỹ Trump ký sắc lệnh hành pháp trừng phạt Tòa án Hình sự Quốc tế vào ngày 6/2, Tòa án Hình sự Quốc tế đã lên án gay gắt, nhấn mạnh động thái của Mỹ nhằm mục đích suy yếu tính độc lập và công tác xét xử công bằng của Tòa án Hình sự Quốc tế. Chính phủ Hà Lan cũng bày tỏ quan ngại và lấy làm tiếc về động thái của Mỹ.


Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết, Giáo hoàng Leo XIV đã xác nhận qua điện thoại với bà về việc sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Ukraine tại Vatican.
Giá gạo tại Nhật Bản tính đến ngày 20/5 đã tăng liên tục trong hơn 10 tuần, gần như gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nhiều người dân phải giảm lượng tiêu thụ hoặc chuyển sang các loại thực phẩm thay thế.
Hàng cứu trợ chưa được phân phát tới người dân ở Dải Gaza dù Israel cho phép nối lại hoạt động viện trợ nhân đạo sau hơn 11 tuần phong tỏa.
Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ hôm 19/5 được xem là bước ngoặt trong tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.
Lễ hội cát Haeundae - một trong những lễ hội mùa hè được yêu thích nhất tại Hàn Quốc đã mang đến không gian nghệ thuật độc đáo ngay trên bãi biển với những tác phẩm điêu khắc từ cát.
Người máy hình người sẽ không thay thế lao động con người hay gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt - một quan chức Trung Quốc đang giám sát một trung tâm công nghệ lớn tại Bắc Kinh khẳng định.
0