Các nước NATO mua hệ thống phòng không chung

Theo đó, các quốc gia tham gia ký tuyên bố này gồm CH Séc, Đức, Slovakia, Anh, Na Uy, Hungary, Bulgaria, Bỉ, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, Hà Lan, Romania và Slovenia. Lễ ký kết diễn ra tại trụ sở của NATO ở Brussels (Bỉ) bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO.
Các nước NATO tham gia chương trình mua sắm quốc phòng chung trên, hay còn có tên là "Sáng kiến lá chắn bầu trời châu Âu", có thể cân nhắc mua hệ thống phòng không Arrow của Isarel hoặc Patriot của Mỹ hay tên lửa phòng không IRIS-T của Đức.
Động thái này không đồng nghĩa với việc chính quyền các nước trên đã thông qua kế hoạch mua những hệ thống phòng không tầm xa và đặt hàng với nhà sản xuất.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhấn mạnh với sáng kiến trên, các nước châu Âu sẽ cùng có trách nhiệm đảm bảo an ninh bằng chính nguồn lực của mình./.


Nga cảnh báo việc Ukraine thay thế Tổng tư lệnh quân đội sẽ không cải thiện tình hình chiến trường. Trong khi đó, phương Tây vẫn tiếp tục viện trợ vũ khí bất chấp các nỗ lực thúc đẩy hòa bình.
Israel vừa triển khai một chiến dịch trên bộ có giới hạn ở khu vực trung và nam Dải Gaza nhằm thiết lập vùng đệm giữa hai khu vực này.
Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ nhóm họp trong ngày 20 - 21/3 tại Brussels, Bỉ để thảo luận về nhiều vấn đề được quan tâm hiện nay trong đó có Ukraine, Trung Đông, quốc phòng và di cư.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý rằng việc Mỹ sở hữu các nhà máy điện của Ukraine có thể giúp đảm bảo an ninh cho các cơ sở này.
Chính phủ Pháp đang lên kế hoạch phát “sổ tay sinh tồn” cho người dân, nhằm nâng cao kiến thức ứng phó trước các mối đe dọa xung đột vũ trang, khủng hoảng y tế và thiên tai.
Phiến quân Houthi của Yemen tuyên bố bắn một tên lửa đạn đạo về phía sân bay Ben Gurion, gần Thủ đô Tel Aviv của Israel.
0