Năm 2025: Phần Lan hạnh phúc nhất thế giới, Mỹ tụt hạng

Phần Lan tiếp tục giữ vững vị trí quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2025, trong khi đó Mỹ rơi xuống vị trí thứ 24 - thấp nhất từ trước đến nay.

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025 công bố hôm 20/3, Phần Lan tiếp tục giữ vững danh hiệu quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm thứ tám liên tiếp.

Các quốc gia Bắc Âu khác cũng duy trì vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng do Trung tâm Nghiên cứu Hạnh phúc của Đại học Oxford thực hiện, với Đan Mạch, Iceland và Thụy Điển lần lượt giữ các vị trí tiếp theo.

Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2025. Ảnh: AP

Những yếu tố tạo nên hạnh phúc

Bảng xếp hạng dựa trên khảo sát mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân tại từng quốc gia. Nghiên cứu được thực hiện bởi Gallup và Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc.

Bên cạnh sức khỏe và sự giàu có, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, hạnh phúc còn đến từ những điều đơn giản như chia sẻ bữa ăn, có người để tin tưởng hay quy mô hộ gia đình. Ví dụ, tại Mexico và châu Âu, những gia đình có từ 4-5 thành viên thường có mức độ hài lòng cao nhất.

Ngoài ra, niềm tin vào lòng tốt của cộng đồng cũng có tác động đáng kể. Báo cáo cho thấy, những người tin rằng chiếc ví bị mất của họ sẽ được trả lại thường có mức độ hạnh phúc cao hơn. Đặc biệt, các nước Bắc Âu có tỷ lệ hoàn trả ví bị mất cao nhất, cả trong thực tế lẫn nhận thức.

Mọi người đi bộ dọc con phố ở Helsinki, Phần Lan ngày 15/3/2025. Ảnh: AP

Sự suy giảm hạnh phúc tại Mỹ và Anh

Trong khi các nước châu Âu tiếp tục thống trị top 20, Mỹ đã tụt xuống vị trí thấp nhất từ trước đến nay - xếp thứ 24, giảm mạnh so với vị trí thứ 11 vào năm 2012. Báo cáo chỉ ra rằng, số người Mỹ ăn tối một mình đã tăng 53% trong hai thập kỷ qua, phản ánh sự suy giảm kết nối xã hội.

Vương quốc Anh cũng ghi nhận mức độ hạnh phúc thấp nhất kể từ năm 2017, hiện xếp thứ 23.

Ngược lại, Israel vẫn giữ vị trí thứ 8 dù đang trong xung đột với Hamas. Costa Rica và Mexico lần đầu tiên lọt vào top 10, lần lượt xếp thứ 6 và thứ 10.

Mỹ tụt xuống vị trí thấp nhất từ ​​trước đến nay trong bảng xếp hạng hạnh phúc năm 2025.

Những quốc gia kém hạnh phúc nhất

Afghanistan tiếp tục là quốc gia có mức độ hạnh phúc thấp nhất, đặc biệt là đối với phụ nữ. Sierra Leone và Liban lần lượt đứng thứ hai và thứ ba từ dưới lên.

Một xu hướng đáng lo ngại khác là số lượng thanh niên không có ai để dựa vào khi cần sự hỗ trợ xã hội đã tăng 39% kể từ năm 2006, với 19% thanh niên toàn cầu cho biết họ không có ai để tin cậy.

Jon Clifton, CEO của Gallup nhấn mạnh: “Hạnh phúc không chỉ đến từ sự giàu có hay tăng trưởng, mà còn từ niềm tin, sự kết nối và cảm giác được hỗ trợ. Nếu muốn xây dựng cộng đồng và nền kinh tế vững mạnh, chúng ta phải đầu tư vào con người”.

Bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc dựa trên đánh giá chủ quan về chất lượng cuộc sống của người dân, với số liệu trung bình từ năm 2022 đến 2024.

Các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tâm lý học và xã hội học phân tích sự khác biệt giữa các quốc gia theo thời gian, dựa trên các yếu tố như GDP bình quân đầu người, tuổi thọ khỏe mạnh, sự hỗ trợ xã hội, mức độ tự do cá nhân, lòng hào phóng và nhận thức về tham nhũng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.