Bộ Công Thương đề xuất tăng giá điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã đưa ra đề xuất về việc tăng giá điện nhằm phản ánh sự biến động của các chi phí đầu vào và hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc thanh toán cho các nhà đầu tư của các nhà máy điện. Như vậy, trong năm 2023, giá điện đã tăng tới hai lần.

Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo về giá diễn ra hồi đầu tuần, Bộ Công Thương đã đề xuất việc điều chỉnh tăng giá điện nhằm thể hiện sự biến động của các chi phí đầu vào và hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc có nguồn lực để thanh toán cho các nhà đầu tư của các nhà máy điện.

Trong năm 2023, EVN lỗ khoảng 17.000 tỷ đồng mặc dù  đã được điều chỉnh tăng giá điện hai lần. Tính chung 2022-2023, tập đoàn này lỗ gần 38.000 tỷ đồng, chưa gồm khoản chênh lệch tỷ giá vẫn treo từ các năm trước (khoảng 14.000 tỷ đồng).

Ảnh minh họa

Năm 2023, giá điện tăng tới hai lần: một lần vào đầu tháng 5, một lần vào giữa tháng 11.

Ở lần tăng đầu tiên (đầu tháng 5): giá điện bán lẻ bình quân tăng từ 1.864,44 đồng/kWh lên 1.920,37 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Sang lần tăng thứ hai (giữa tháng 11): giá điện tiếp đà lên 2.006,79 đồng/kWh (tức tăng 4,5%).

Theo Quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân quy định: "Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất" và "Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành".

Mới đây, Bộ Công Thương có văn bản gửi EVN yêu cầu khẩn trương xây dựng cơ chế giá điện hai thành phần, gồm giá công suất và giá điện năng. Theo đó, EVN sẽ xây dựng lộ trình và đề xuất đối tượng khách hàng sử dụng điện áp dụng giá bán điện hai thành phần, gồm giá công suất và giá điện năng.

EVN cũng được yêu cầu nghiên cứu, đánh giá tác động việc thực hiện giá bán lẻ điện bình quân và tác động với các nhóm khách hàng sử dụng điện khi áp dụng cơ chế giá bán điện hai thành phần; báo cáo tổng kết và đề xuất cơ chế giá bán điện hai thành phần sau giai đoạn tính toán, đối chứng gửi về Bộ Công Thương nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị trường chứng khoán phái sinh ghi nhận dấu hiệu phục hồi tích cực khi các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng mạnh, với biên độ từ 9,9 đến 15,5 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) gửi văn bản tới Bộ Công Thương đề nghị giải quyết sớm vụ việc phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép mạ (vụ việc AD19).

Theo đại diện Hiệp hội cho thuê tài chính, dự kiến dự nợ chung của ngành năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18-20%, tập trung vào phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất công nghệ mới, thiết bị văn phòng.

Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15 giờ ngày 27/2, giá xăng dầu tiếp tục giảm. Xăng E5RON92 giảm 200 đồng/lít, giá bán là 20.650 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 220 đồng/lít, giá bán 21.110 đồng/lít.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, cần huy động tổng lực của nền kinh tế, trong đó có đầu tư công.

Sáng 27/2, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban quý I/2025 về giải ngân đầu tư công. Chủ trì hội nghị có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn.