Ai đã đuổi sâm cầm đi?

Trong ký ức của người Hà Nội, vào những buổi chiều thu, ngồi bên hồ rồi thả hồn cùng bầy sâm cầm bơi lội, nô đùa trên mặt nước hồ Tây thi vị biết bao. Nhưng giờ đây, hình ảnh từng đàn sâm cầm bơi lội trên mặt nước hồ Tây mênh mang và thơ mộng mỗi độ thu về cũng không còn thấy nữa.

Những ngày cuối tuần, lẽ giữa phố phường chật chội người xe đông đúc, hồ Tây là nơi hiếm hoi để mỗi người có thể ngắm trọn vẹn hoàng hôn và tận hưởng không gian yên bình, để có cảm giác nhẹ nhõm và thư thái sau những giờ làm việc vất vả. Trước mênh mông sóng nước hồ Tây, nhìn cảnh hồ như khoác lên mình tấm voan màu đỏ vàng vào buổi chiều tà, nhìn những cặp đôi thư thái dạo bước bên hồ, Hường cảm thấy như được trở về những khoảnh khắc thanh xuân của mình, để nhớ để thương những kỷ niệm, những hồi ức được gửi vào sóng nước. Hường như thấy vang vọng đâu đây câu hát trong ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.

Có lẽ vì hồ Tây rộng lớn, lãng mạn, đậm chất thơ nên đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho mỗi người, đặc biệt là những người đã lỡ đem lòng thương cảnh vật, con người Hà Nội. Nhìn những khoảnh khắc lãng mạn, bình yên trong một ráng chiều hồ Tây, sóng nước hồ Tây vẫn còn đây, những ráng vàng lay bờ xa vẫn còn đó, nhưng bầy sâm cầm nhỏ giờ ở nơi đâu?

Trong ký ức của nhiều người dân Hà Nội một thời, sâm cầm về hồ Tây theo bầy, đông đúc. Những con chim nhỏ mỏ le mình cốc, giống như những chiếc nấm đen xám di động, bồng bềnh theo từng dợn sóng trên mặt nước hồ thu. Trong một buổi chiều thu ngồi bên hồ, tựa vào vai người thương, rồi thả hồn cùng bầy sâm cầm bơi lội, nô đùa trên mặt nước hồ Tây thì thi vị biết bao. Những chú chim nhỏ vô tư bơi lặn, tìm kiếm hạt sen trong đám sen ven bờ, hay lách vào những khóm lục bình phơn phớt những bông hoa màu tím. Chúng sẽ bơi lội, thả mình tự do, rỉa lông, rỉa cánh trong ráng chiều. Và những người ngồi bên bờ hồ sẽ khẽ nhắc nhau, yên lặng, yên lặng, để đàn sâm cầm không hoảng loạn mà bay đi mất.

Và giờ không chỉ sâm cầm, những loài chim thường về trú ngụ ở Hà Nội cứ thưa thớt dần. Chúng ta không còn được nhìn thấy đàn cò đậu trắng vòm xanh trên những ngọn cây sao ở phố Lò Đúc. Và hình ảnh từng đàn sâm cầm bơi lội trên mặt nước hồ Tây mênh mang và thơ mộng mỗi độ thu về cũng không còn thấy./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?

Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.

"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.

Tháng Ba về, khi thời tiết ở Hà Nội dần trở nên ấm áp hơn, có người thường ra phố, tìm mua ít quả nhót từ gánh hàng của các chị bán rong trên phố. Dẫu không thích ăn chua nhưng chỉ cần nhìn thấy mấy quả nhót chín ứng đỏ như đôi má trẻ thơ khi gió xuân tràn về, lòng cô không khỏi nôn nao nỗi nhớ quê hương.

Trong những giận dỗi ngơ ngẩn của trẻ con, những suy bì hiếu thắng ngây ngô của tuổi trẻ, những giọt nước mắt tủi hờn uất ức của tuổi trưởng thành, cô ấy luôn có cha bên cạnh. Người như ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho cô giữa đêm tối mịt mùng.