Xuân về mênh mang nỗi nhớ mẹ
Chiều nay, Hường mời bạn nghe những dòng cảm xúc của Hoàng Hồng gửi về cho chương trình.
Tháng Chạp đã vào những ngày cuối cùng của năm, tôi hòa vào dòng người đông đúc nơi phiên chợ tết chốn quê nhà. Mọi thứ như gần gũi, thân quen trong không khí nhộn nhịp những ngày giáp Tết. Bất chợt, tim tôi chững lại một nhịp khi bắt gặp một dáng hình, một ánh nhìn, trông giống bóng dáng mẹ kính yêu của tôi. Phía bên kia đường, một bà cụ đang ngồi chờ bán những bó lá dong, lá chít chắc là của nhà trồng được. Một nỗi nhớ như cuộn trào trong trái tim tôi. Ký ức xưa lại ùa về miên man, khắc khoải. Tôi rưng rưng nơi khóe mắt, vì biết rằng mẹ tôi đã đi thật xa, mãi tận miền mây trắng.

Còn nhớ ngày bé, trong năm anh chị em, tôi hay nhõng nhẽo đòi theo mẹ ra đồng cho bằng được. Cho đến khi mẹ phải dỗ dành rằng tôi ở nhà chơi ngoan, mai mẹ đi chợ về sẽ mua kẹo cho, tôi mới thôi theo đuôi mẹ. Đó là những viên kẹo vàng, thứ quà mà tôi luôn mong đợi mỗi khi mẹ đi chợ về. Nó như một thứ quà không thể thiếu mang lại cho tôi niềm vui, giúp tôi lớn lên trong căn nhà đầy ắp tiếng cười trẻ thơ ấy. Ngày ấy, cứ thấy bóng mẹ thấp thoáng phía chân dốc gần nhà, tôi chạy ùa ra, sà vào lòng mẹ, ôm mẹ thật chặt rồi ríu rít đòi quà. Nhận được gói kẹo vàng từ tay mẹ, tôi giữ như bảo bối, ngậm kẹo mà không dám nhai, sợ nhanh hết. Bao năm trôi qua, viên kẹo trong tuổi thơ tôi người ta không còn sản xuất nữa, chỉ còn lại trong hoài niệm.
Khi tôi lớn lên một chút, biết giúp đỡ mẹ việc nhà, cùng mẹ làm những công việc của nhà nông trên những cánh đồng lúa, ruộng ngô hay bãi khoai, đồi sắn cũng là khi tôi biết thương mẹ thật nhiều. Những nhọc nhằn in dấu trên gương mặt mẹ. Những giọt mồ hôi mặn chát đã bao lần lăn dài trên đôi má mẹ, thấm đẫm manh áo vải đã bạc vai, sờn chỉ. Tất cả những lo toan, vun vén của mẹ để đổi lại cho các con sự khôn lớn, được học hành và theo đuổi ước mơ.
Việc học hành của anh chị em tôi luôn bắt đầu bằng sự tự giác. Mẹ không bao giờ tạo áp lực cho chị em tôi. Mẹ bảo, mẹ không mong các con học để trở thành ông nọ bà kia, mẹ chỉ mong các con luôn khỏe mạnh, biết nỗ lực và cố gắng vươn lên trong học tập, biết vận dụng những điều học được vào cuộc sống hàng ngày là mẹ đã vui lắm rồi. Ngày tôi được cầm trên tay tấm bằng đại học, cô chủ nhiệm mời mẹ đến dự buổi lễ chia tay sinh viên ra trường, tôi thấy ánh mắt mẹ rưng rưng.
Còn nhớ mãi cái ngày con trai tôi cất tiếng khóc chào đời, mẹ tôi hạnh phúc biết bao. Tết năm ấy, mẹ cặm cụi gói cho vợ chồng tôi nồi bánh chưng để ăn tết. Dù mới trải qua cuộc phẫu thuật, sức khỏe chưa hồi phục, nhưng mẹ cứ nhất quyết giành gói bánh chưng. Mẹ nói, mẹ muốn chính tay gói cho các con, các cháu mình những chiếc bánh chưng để đón xuân về.

Thấm thoắt cũng đã mấy mùa xuân qua tôi vắng bóng mẹ. Vẳng đâu đây vẫn như có tiếng mẹ thì thầm những lời an ủi, thúc giục tôi đứng dậy sau những vấp ngã, chênh vênh giữa dòng đời. Anh chị em tôi biết yêu thương và chia sẻ, đùm bọc nhau đó là điều khiến mẹ tôi mãn nguyện nhất trước khi mẹ nhắm mắt xuôi tay.
Quy luật cuộc đời chẳng ai có thể đổi thay, xoay chuyển. Mùa đông qua, mùa xuân tới, cánh đào đang khoe sắc, trẻ thơ nô đùa trong nắng xuân dịu dàng, lòng người rộn rã âm thanh hòa với đất trời, vạn vật. Trong tôi, khúc ca ngân nga ấy là nỗi nhớ mẹ mênh mang, da diết. Con cảm ơn mẹ thật nhiều! Với con, những mùa xuân bên mẹ luôn là những mùa xuân tươi đẹp và đáng nhớ nhất trong cuộc đời./.


Cuộc sống cần có sự kết nối. Con người sống lại càng cần sự kết nối hơn bao giờ hết. Nhưng nhịp sống hiện đại, đặc biệt là sự xuất hiện của thế giới công nghệ, đôi khi lại khiến người ta quên đi sự kết nối, gắn kết với những người xung quanh, lãnh cảm với những gì tồn tại quanh mình. Bởi vậy, mỗi người nên chăng ngắt kết nối với những điều không thực sự cần thiết để kết nối với những điều thực sự thiết thực quanh mình?
Tới bây giờ, có người vẫn chưa thể lý giải nổi tại sao hai thứ không có “họ hàng” gì liên quan lại luôn đi kèm với nhau: Thuốc lào – Chè Thái. Dọc theo đường quốc lộ 1A ở xứ Thanh, rất dễ bắt gặp các quán có biển tên chỉ viết đúng bốn chữ này ở ven đường. Thuốc lào thì không viết rõ địa danh ở đâu, chứ chè thì nhất định phải là chè Thái bởi ý niệm: chè ở Thái Nguyên thì mới ngon nhất.
Les Brown, một nhà diễn thuyết nổi tiếng trên toàn nước Mỹ vì những thông điệp đầy sức sống, kêu gọi con người vượt qua mọi khó khăn để vươn lên và khẳng định chính mình, đã từng nói: “Quá nhiều người trong chúng ta không sống với giấc mơ của mình vì chúng ta sống với nỗi sợ hãi”.
Trước đây khi nghe ai đó nói rằng: "muốn yêu thương người khác, trước hết bạn phải biết yêu thương chính mình", có người thường bỏ ngoài tai và luôn tìm cách biện hộ cho việc không chăm sóc bản thân vì chẳng có thời gian. Khi sức khỏe lên tiếng báo động, cô mới giật mình lo sợ và nhận ra mình đã bỏ quên bản thân từ rất lâu rồi.
Tôi vốn không phải là người thích chạy theo xu hướng, kể cả việc thưởng thức phim. Chắc đó là lý do khi mọi người hào hứng tìm kiếm bộ phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" trên khắp các nền tảng mạng xã hội, tôi vẫn bình thản với hiện tượng đặc biệt này. Dẫu thế, trong một ngày phố phường oi ả, cảm thấy đôi phần kiệt quệ vì đời sống, tôi đã ngồi nghiêm chỉnh xem trọn vẹn bộ phim. Có một người cũng giống như tôi.
Mùa nắng ở Hà Nội, có người thường giữ thói quen cùng người bạn thân dạo quanh những góc phố thân thuộc, ngắm nhìn phố phường Hà Nội óng ánh dưới nắng vàng.
0