Xây dựng sự thấu hiểu giữa giáo viên và phụ huynh
Sáng 4/3, ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, cụm trường tiểu học trên địa bàn quận vừa tổ chức buổi tập huấn kỹ năng xây dựng mối quan hệ: "Tôn trọng - Tin tưởng - Lắng nghe - Chia sẻ - Thấu hiểu" giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.

Ông Thuận chia sẻ: "Việc xác định được vị trí, vai trò cũng như tăng cường bồi dưỡng các kĩ năng xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh giúp giáo viên đạt hiệu quả cao trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường, từ đó góp phần tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp."
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường: “Cha mẹ chịu trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ con. Thành công của con là thước đo cho sự thành công của cha mẹ. Niềm vui gắn với thành công của con, vậy nhưng khi con có những khuyết điểm, phụ huynh lại có xu hướng ít nhận trách nhiệm về bản thân mình và thường đổ lỗi cho thầy cô giáo. Nếu không tạo được sự tin tưởng, sẻ chia với phụ huynh, việc tương tác, trao đổi giữa gia đình - nhà trường sẽ ngày càng gặp khó khăn."

Chính vì vậy, giảng viên đã đề nghị các cô giáo viết mong muốn của mình dưới tư cách là phụ huynh học sinh, đồng thời giáo viên cũng ghi mong muốn của mình đối với phụ huynh. Thông qua trò chơi đó, dễ dàng nhận thấy những yêu cầu của cha mẹ học sinh lại ngày càng cao, nhưng giáo viên lại chưa biết chia sẻ những suy nghĩ, mong muốn của bản thân khiến phụ huynh không hiểu, dẫn đến khó hợp tác với giáo viên.
Hiểu được những điều khiến phụ huynh không hài lòng, giáo viên sẽ biết cách tự điều chỉnh, hoàn thiện bản thân để đáp ứng được những mong muốn của phụ huynh học sinh. Trên cơ sở nhận ra những sai lầm thường mắc phải, giữa giáo viên và cha mẹ học sinh sẽ có sự đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau.
Đặc biệt, trong các buổi họp phụ huynh cần tạo môi trường hợp tác, giáo viên còn có thể định hướng, trao đổi những biện pháp giúp cha mẹ gần gũi, dễ dàng chia sẻ với con em mình, không chỉ về học tập mà còn ở rất nhiều hoạt động khác.

Thông qua buổi tập huấn, các cô giáo đã lĩnh hội thêm những kĩ năng, nâng cao cách ứng xử, giao tiếp với cha mẹ học sinh, từ đó có thể xây dựng mối quan hệ gần gũi, tạo sự tin tưởng của phụ huynh với thầy cô giáo và nhà trường.
“Điều gì đến từ trái tim sẽ chạm tới trái tim. Chắc chắn mỗi cô giáo sẽ trở về lớp của mình với một tâm thế hoàn toàn khác, sẵn sàng trao đi yêu thương và sự chân thành, không chỉ dành cho học sinh mà còn cả phụ huynh học sinh. Từ đó, mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường sẽ ngày càng khăng khít, gắn bó, thầy cô giáo và cha mẹ sẽ cùng nhau mang đến những điều tốt đẹp nhất cho các con học sinh với phương châm 1 + 1 > 2" - TS Nguyễn Thị Hường chia sẻ.


Làm thế nào để bảo vệ những nhà giáo chân chính, giữ gìn sự tôn trọng của xã hội với nghề giáo trong bối cảnh hiện nay? Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với TS. Hoàng Trung Học - Chuyên gia tâm lý học trường học, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục.
Quy định mới về dạy thêm, học thêm hướng tới bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nâng cao ý thức của giáo viên để nói "không" với dạy thêm trái quy định.
Cuộc thi “Sứ giả du lịch” năm học 2024-2025 dành cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Ba Đình đã góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, yêu Hà Nội.
Hà Nội đang quyết liệt thực hiện chủ trương không dạy thêm, học thêm trên diện rộng. Thay đổi này tạo ra những tác động lớn không chỉ đối với học sinh, giáo viên mà còn đối với phụ huynh. Nhiều gia đình đã tìm cách hỗ trợ con tại nhà, đồng hành cùng con trong học tập, điều chỉnh lịch sinh hoạt.
Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh công lập trên cả nước từ năm học 2025 - 2026. Ngay lập tức, chủ trương này đã nhận được sự đồng thuận cao của xã hội và phụ huynh, học sinh.
Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên và nhi đồng thành phố Hà Nội lần thứ 21 năm 2025 vừa được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội phát động.
0