Xây dựng nền công vụ hiện đại phục vụ nhân dân

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là bước cụ thể hóa nhằm góp phần xây dựng nền công vụ hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động vì sự phát triển của đất nước và phục vụ nhân dân.

Sáng nay, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Cụ thể, Luật Cán bộ, công chức số 80/2025 được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 24/6, gồm 7 Chương, 45 Điều bao gồm: đổi mới công tác tuyển dụng công chức, luật quy định nguyên tắc, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và phương thức, thẩm quyền tuyển dụng theo hướng người được tuyển chọn phải đáp ứng ngay yêu cầu của vị trí việc làm, sau khi trúng tuyển được xếp ở ngạch công chức tương ứng và không phải thực hiện chế độ tập sự. Trong luật lần này không quy định kiểm định chất lượng đầu vào công chức thống nhất ở cấp quốc gia để thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tuyển dụng, quản lý công chức. Quy định chuyển tiếp đối với người đang thực hiện chế độ tập sự thì được xếp vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng.

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là bước cụ thể hóa quan trọng nhằm đưa chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác cán bộ, chế độ công vụ, đặc biệt là thể chế hóa các Nghị quyết đột phá được khẳng định là "Bộ tứ trụ cột" phát triển của đất nước, đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, góp phần xây dựng nền công vụ Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động vì sự phát triển của đất nước và phục vụ nhân dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

  • Quan tâm nhiều nhất
  • Mới nhất

15 trả lời

15 trả lời