Việt Nam vào nhóm tăng trưởng TMĐT cao nhất khu vực

Với sức tiêu dùng lớn, doanh số thương mại điện tử (TMĐT), Việt Nam đã vượt 20,5 tỷ USD/năm vào năm ngoái, được xếp vào nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT cao nhất khu vực và trên thế giới.

Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp và các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm đón cơ hội tăng trưởng hai con số. Hiện thương mại điện tử không chỉ phát triển ở đô thị mà còn mở rộng đến vùng sâu, vùng xa nhờ hệ thống giao hàng phát triển mạnh mẽ.

Tính đến hết năm 2023, lĩnh vực thương mại điện tử đã đóng góp khoảng 15 - 17% trong tổng giá trị của kinh tế số quốc gia. Nửa đầu năm nay, doanh thu thương mại điện tử đạt 13,2 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ.

Sự gia tăng kinh doanh qua thương mại điện tử của các doanh nghiệp sản xuất và các nền tảng giao dịch điện tử đã góp phần tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...