Tương lai bất định của viện trợ vũ khí Mỹ cho Ukraine
Điều này đặt ra dấu hỏi lớn về tương lai viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine, vốn là yếu tố quan trọng trong cuộc xung đột với Nga.
Từ lâu, chính quyền Tổng thống Trump đã chỉ trích việc Mỹ dành hàng chục tỷ USD hỗ trợ Ukraine mà không có lợi ích rõ ràng. Ông cam kết nhanh chóng chấm dứt chiến sự, nhưng chưa đưa ra kế hoạch cụ thể. Sau cuộc tranh luận nảy lửa, viễn cảnh Kiev tiếp tục nhận viện trợ vũ khí từ Washington ngày càng trở nên mong manh.
Theo tờ Washing Post, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc chấm dứt các lô hàng viện trợ quân sự đang diễn ra cho Ukraine.
Dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden, viện trợ quân sự cho Ukraine được công bố trung bình hai tuần một lần, đôi khi chỉ cách nhau vài ngày. Hiện vẫn còn khoảng 3,85 tỷ USD trong ngân sách đã được Quốc hội phê duyệt để rút vũ khí từ kho dự trữ.
Tuy nhiên, từ khi chính quyền mới nhậm chức, không có gói viện trợ nào được công bố, các lô hàng từ chính quyền tiền nhiệm cũng đang giảm dần. Nếu điều này thực sự xảy ra, sẽ đánh dấu một bước ngoặt khiến vũ khí Mỹ không còn được chuyển tới Ukraine nữa.
Bản thân Tổng thống Zelensky sau cuộc tranh luận với ông Trump cũng thừa nhận, Ukraine khó ngăn được lực lượng Nga nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ. Mặc dù vậy, ông tin vẫn có thể cứu vãn được mối quan hệ giữa Kiev và Washington.
Một chuyên gia thân Ukraine nhận định, cuộc tranh luận giữa ông Trump và ông Zelensky cần được nhìn nhận một cách rõ ràng và thực tế. Ông cho rằng Ukraine đang ở thế bất lợi khi Nga ngày càng gia tăng sức mạnh quân sự.
Theo chuyên gia này, Kiev chỉ có lựa chọn tốt nhất là tìm cách đạt được lệnh ngừng bắn và thương lượng một thỏa thuận theo đề xuất của ông Trump.
Sự rạn nứt này cũng khiến thỏa thuận hợp tác khai thác khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine – vốn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy viện trợ quân sự – rơi vào tình trạng đình trệ. Một quan chức cấp cao tại Washington xác nhận, Tổng thống Trump “không quan tâm đến thỏa thuận này vào thời điểm hiện tại”.
Phía Mỹ cho biết, việc ký kết thỏa thuận có được nối lại hay không tùy vào Ukraine, vì ông Zelensky hiện vẫn ở Mỹ. Theo nguồn tin, Tổng thống Trump không loại trừ việc đạt thỏa thuận với Ukraine, nhưng nhấn mạnh điều này chỉ xảy ra nếu Ukraine sẵn sàng có cuộc đối thoại mang tính xây dựng.
Cuộc gặp giữa ông Zelensky và ông Trump đã không mang lại kết quả mong đợi, thay vào đó làm sâu sắc thêm những bất đồng giữa hai bên. Nếu Mỹ thực sự cắt giảm viện trợ, Ukraine sẽ phải đối mặt với những thử thách lớn hơn trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền.
Trong bối cảnh đó, châu Âu và các đồng minh khác của Ukraine có thể sẽ cần có những động thái rõ ràng hơn để lấp đầy khoảng trống mà Washington để lại. Trong khi đó, một số khác tin rằng, Tổng thống Zelensky cần kiểm soát tình hình hoặc thậm chí cân nhắc từ chức để duy trì sự ủng hộ của Mỹ.


Lực lượng Nga thuộc cánh quân phía Nam đã sử dụng hệ thống pháo phản lực, phóng loạt (MLRS) BM-21 Grad để tấn công một điểm tập kết tạm thời của quân đội Ukraine tại Kherson.
Các lực lượng vũ trang của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được nhận định là chưa đủ khả năng đối phó với cuộc chiến tranh UAV ngày càng phức tạp.
Bộ Cựu chiến binh Mỹ đang có kế hoạch cắt giảm hơn 80.000 nhân viên, dù bị lên án mạnh mẽ bởi các nhóm cựu chiến binh và đảng Dân chủ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ trừng phạt Hamas, nếu lực lượng này không thả ngay lập tức các con tin Israel.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa lên tiếng ca ngợi những chuyển động tích cực trong quan hệ với Mỹ, đồng thời bày tỏ hy vọng hai bên sẽ có cuộc gặp sớm nhất vào tuần tới.
Giám đốc CIA John Ratcliffe cho biết, Mỹ đã chấm dứt việc chia sẻ thông tin tình báo với Kiev từ ngày 5/3.
0