Nga phê chuẩn Hiệp ước an ninh với Belarus

Hiệp ước an ninh không chỉ củng cố liên minh Nga - Belarus, mà còn tích hợp Minsk vào chiến lược răn đe hạt nhân của Moscow.

Theo Hiệp ước, Nga cam kết bảo vệ Belarus trước mọi mối đe dọa quân sự, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Minsk bị tấn công. Thỏa thuận này có thời hạn 10 năm và sẽ tự động gia hạn. Ngoài ra, một điều khoản quan trọng trong Hiệp ước cho phép Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus, tăng cường khả năng răn đe trước phương Tây.

Sau khi Hiệp ước được ký kết, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã yêu cầu triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik của Nga trên lãnh thổ nước này. Tổng thống Putin xác nhận, loại tên lửa này có thể được bố trí tại Belarus trong năm 2025.

Đồng thời, Nga và Belarus cũng công bố kế hoạch tổ chức cuộc tập trận quân sự chung Zapad 2025, với hơn 13.000 binh sĩ tham gia. Sự hợp tác quân sự này làm dấy lên lo ngại từ Ukraine và NATO, đặc biệt khi Belarus giáp biên giới với các thành viên NATO như Latvia, Litva và Ba Lan.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo, đây có thể là dấu hiệu của một cuộc xung đột mới. Tuy nhiên, Moscow bác bỏ cáo buộc này và khẳng định không có ý định tấn công các quốc gia NATO.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 đã ký sắc lệnh áp dụng mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, khiến các hãng sản xuất ô tô “đứng ngồi không yên”.

Một máy bay phản lực Eurofighter Typhoon của Anh đã thực hiện thành công chiến thuật quan trọng tiếp nhiên liệu trên không trong khuôn khổ cuộc tập trận Ramstein Flag của NATO.

Nga xác nhận đã thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa vào một mục tiêu quân sự tại thành phố Krivoy Rog, miền Đông Ukraine vào tối ngày 4/4.

Ông Kirill Dmitriev, Đặc phái viên của Tổng thống Nga về kinh tế tuyên bố rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngăn chặn được chiến tranh thế giới thứ ba.

Các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump lớn hơn dự kiến, hậu quả kinh tế bao gồm lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn có thể xảy ra, theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Số người thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar là 3.301 người, trong khi 4.792 người bị thương và 221 người vẫn mất tích.