Trao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục
Thực tế hiện nay, quy trình tuyển dụng giáo viên vẫn do ngành nội vụ quản lý, khiến nhiều trường gặp khó khăn trong việc chủ động bổ sung nhân sự phù hợp. Để giải quyết tình trạng này, nhiều đại biểu cho rằng, giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo sẽ tháo gỡ các nút thắt cả về số lượng và chất lượng nhà giáo thời gian qua.
Tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu ý kiến: "Dù tự chủ hoặc chưa tự chủ, ta hiện đang đổi mới phân cấp, phân quyền triệt để. Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, cơ quan quản lý đừng tham gia vào. Đây là chủ trương đổi mới, phân cấp, phân quyền triệt để, tuyển không đúng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".
Quan điểm này cho thấy sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy quản lý giáo dục. Tuy nhiên, ban soạn thảo dự án luật cho rằng, không thể áp dụng một cách đồng loạt tại tất cả các địa phương, bởi mỗi vùng miền có những đặc thù riêng về nguồn lực và điều kiện triển khai.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Nhiều ý kiến nêu có liên quan đến vấn đề tuyển dụng theo tinh thần phân cấp. Tuy nhiên, tại 63 tỉnh, thành với hơn 50.000 cơ sở giáo dục thì quy mô rất khác nhau. Cùng là một cơ sở giáo dục nhưng một trường mầm non và một trường trung học rất khác nhau; một trường trung học ở khu vực Hà Nội với một trường trung học ở khu vực miền núi là rất khác nhau. Vì thế, đối với những cơ sở giáo dục có đủ sức, có thể gánh được, chúng ta nên mạnh dạn phân cấp và giao cho họ. Ở những khu vực khác, chúng ta cũng nên linh hoạt hơn trong việc tổ chức này".
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất việc giao thẩm quyền cho ngành giáo dục để chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý, phát triển nhà giáo đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ; thống nhất giao Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước của từng bộ, ngành liên quan, nhất là việc giao thẩm quyền quản lý Nhà nước về nhà giáo ở các địa phương cho UBND cấp tỉnh. Trong đó, quy định rõ vai trò chủ trì tham mưu của ngành giáo dục trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nhà giáo trên địa bàn theo quy định.
Từ phía các cơ sở giáo dục, nhiều trường học mong chờ chính sách này có thể chủ động hơn trong việc đảm bảo đội ngũ giáo viên, tránh tình trạng thiếu hụt kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
Trao quyền tuyển dụng cho ngành giáo dục là một giải pháp mang tính chiến lược, giúp ngành chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đi cùng với đó là trách nhiệm minh bạch, công bằng và hiệu quả. Khi Luật Nhà giáo được thông qua, đây sẽ là bước tiến lớn trong quản lý nhân sự giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.


Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT. Giáo viên Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Nội.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.
Trong bối cảnh Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các trường học tại Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả.
Cả 8 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 đều đoạt giải với thành tích xuất sắc gồm 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng.
Cuộc thi “Sinh viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào thiết kế các sản phẩm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã khép lại với vòng chung kết sôi nổi vào tối 10/5, thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên và giảng viên.
Chủ đề: Góc và Khoảng cách trong không gian. Giáo viên Mai Kim Bình - Trường THPT Việt Đức.
0