Nâng cao chất lượng học tiếng Anh: Thầy giỏi, trò mới tốt
Cụ thể hóa nội dung này, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội xác định, điều kiện quan trọng nhất và cần làm trước tiên là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh, bởi muốn có trò giỏi, thầy phải giỏi.
Tiết tiếng Anh do cô giáo trường THPT Phan Đình Phùng dạy tại trường THPT Tân Lập đã cuốn hút các em học sinh, cùng các đồng nghiệp của trường bạn, bởi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hay trong giảng dạy môn học tiếng Anh.
Đây là một trong những hoạt động cụ thể hóa của phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” được ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội triển khai từ năm 2022, nhằm chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, quản lý giữa các trường khu vực nội thành với các trường khu vực ngoại thành, góp phần cải thiện chất lượng giáo dục trên địa bàn thành phố, trong đó có môn tiếng Anh.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội cũng tổ chức các khóa đào tạo nâng chuẩn trình độ cho giáo viên tiếng Anh ở trong nước và nước ngoài.
Năm 2024, đã có 1.900 giáo viên tiếng Anh tham gia khóa đào tạo nâng chuẩn IELTS quốc tế. Điểm mới của khóa đào tạo là ngoài 400 tiết học chính thức, các học viên còn được hỗ trợ chuyên môn từ nhóm giáo viên đã từng tham gia các khóa bồi dưỡng trước.
Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - cho biết: "Chúng tôi đã thành lập những câu lạc bộ cốt cán, đặc biệt là các câu lạc bộ tiếng Anh mà ở đó các cô giáo, thầy giáo đã đạt chuẩn ngoại ngữ được đào tạo ở nước ngoài về. Họ hoạt động hoàn toàn tình nguyện, giúp đỡ các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa có trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng như mong muốn, từ đó có thêm kiến thức nhằm giảng dạy học sinh và đáp ứng nhu cầu cho giai đoạn hiện nay".
Thời điểm này, môn tiếng Anh cũng đang được lựa chọn là một trong ba môn dự thi giáo viên dạy giỏi cấp THPT tại Hà Nội. Các tiết dự thi đều được đánh giá cao, khẳng định những chuyển biến tích cực về chất lượng giáo viên giảng dạy môn học tiếng Anh.
Cùng với nâng cao chất lượng đội ngũ, những cải thiện về điều kiện cơ sở vật chất, điều chỉnh trong cơ chế, chính sách,… cũng đang góp phần từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong các trường học tại Hà Nội.


Hàng trăm thí sinh đến từ các trường THPT trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận đã tham gia đợt 1 kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT 2025 tại Học viện Ngân hàng trong sáng 23/3.
Học sinh hệ 9+ phải cân bằng giữa học nghề và học văn hóa, bởi vậy các trường đã xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện từ sớm để giúp các em vượt qua kỳ thi với kết quả tốt nhất.
Hà Nội là địa phương có số lượng điểm thi nhiều nhất trên cả nước trong Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo - IKMC 2025, với hơn 19.000 thí sinh tham dự.
Học sinh lớp 9 sẽ nộp “Phiếu đăng ký dự tuyển” vào ngày 18/4, theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Hơn một nghìn lượt học sinh THCS ở Hà Nội đã tham dự ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tìm hiểu mô hình đào tạo năm 2025 tại trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội vào ngày 22/3.
Một số cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học sẽ phải chấm dứt hoạt động trước năm 2028 và giải thể trước năm 2030, nếu không đạt chuẩn hoặc không hoàn thành xác lập vị trí pháp lí theo quy định của pháp luật.
0