Sinh viên tìm hiểu kiến thức pháp luật

Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật "Spirit of Law 2024" với chủ đề "Sinh viên và pháp luật - Kiến tạo tương lai, phát triển bền vững" đã được Học viện Ngân hàng tổ chức, mang đến một sân chơi kiến thức bổ ích cho sinh viên ngành luật ở nhiều trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

"Spirit of Law" (Tinh thần pháp luật) là cuộc thi thường niên từ năm 2018 được Học viện Ngân hàng giao Khoa Luật làm đầu mối tổ chức. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11; đồng thời tuyên truyền, phổ biến, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên, nâng cao kiến thức và khả năng vận dụng pháp luật trên thực tế. Cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của các đội thi đến từ nhiều cơ sở đào tạo luật trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đêm chung kết có sự góp mặt của 5 đội thi xuất sắc nhất, bao gồm 2 đội thi đến từ Học viện Ngân hàng; 1 đội thi từ Khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; 1 đội thi từ Khoa Luật - Trường Đại học Ngoại thương và 1 đội thi đến từ Trường Đại học Luật Hà Nội.

PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Giám đốc Phụ trách Ban Giám đốc, Học viện Ngân hàng cho biết: "Đây là sân chơi bổ ích được tổ chức hàng năm cho sinh viên ngành luật, giúp các em nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, nâng cao kiến thức và khả năng vận dụng pháp luật trên thực tế".

Đến với cuộc thi, các em thí sinh đã được tiếp cận với những vấn đề pháp lý mới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng hiện nay như: ngân hàng xanh, tài chính xanh, bảo hiểm tiền gửi, ngân hàng chính sách… Đây không chỉ là những vấn đề pháp lý quan trọng mang tính chất thời đại mà còn đóng vai trò thiết yếu giúp các bạn sinh viên - thế hệ trẻ của Việt Nam hiểu được ý nghĩa của việc tích lũy và sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực trong hiện tại để xây dựng và phát triển một tương lai bền vững.

Kết quả đội thi đến từ Đại học Luật Hà Nội đã giành giải Nhất, đội thi Học viện Ngân hàng giành giải Nhì, đội thi từ Đại học Kinh tế Quốc dân đoạt giải Ba.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.