Phát hiện sớm giúp giảm các bệnh cột sống ở trẻ

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Những tư thế ngồi học sai là ghì sát xuống mặt bàn, ngồi vẹo, khom lưng... Về lâu dài, những tư thế ngồi kiểu này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến vóc dáng của trẻ khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành.

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng.

Từng điều trị cho nhiều học sinh bị căn bệnh này, lương y Kim Văn Trường cho biết cong vẹo cột sống tuy không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng để biến chứng nặng cũng gây ra rất nhiều hệ lụy về hình thể và sức khỏe lâu dài của các cháu.

Các cháu ngồi học sai tư thế, sinh hoạt sai tư thế thì dẫn đến cong vẹo cột sống. Có những cháu chân cao chân thấp, bị thọt chân, có những cháu lưng như hình chữ S. Có một số cháu nặng, teo một nửa người, teo từ mặt trở xuống chân. 

Lương y Kim Văn Trường.

Hiện nay nhận thức trong cộng đồng về cong vẹo cột sống của trẻ chưa cao. Khám sàng lọc ban đầu tại một trường tiểu học ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ trẻ cong vẹo cột sống đáng  lưu tâm. Bởi trẻ dành phần lớn thời gian học tập ở trường, nên việc rèn luyện cho trẻ tư thế ngồi đúng ở trường là điều cần thiết.

Tỷ lệ trẻ cong vẹo cột sống đáng lưu tâm.

Theo các chuyên gia, với điều kiện y học hiện nay, bệnh cong vẹo cột sống có thể điều trị được, bệnh nhân cần được thăm khám sớm để tìm ra phác đồ điều trị phù hợp. Đối với những ca nặng, sẽ có chỉ định phẫu thuật.

Cần can thiệp sớm, tránh các biến chứng nặng của cong vẹo cột sống cho trẻ

Phụ huynh cần đồng hành cùng các nhà trường để nâng cao nhận thức, phát hiện sớm, từ đó can thiệp sớm, tránh các biến chứng nặng của cong vẹo cột sống cho trẻ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.

Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.

Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.

Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bị tái phát nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.