Các bệnh ngoài da thường gặp sau mưa lũ
Nước ăn chân
Đây là bệnh ngoài da thường gặp ở kẽ chân nên gọi là nước ăn chân. Thực chất đây là bệnh do nấm Candida và Blastomycet. Nguyên nhân là do chân tay ngâm trong nước nhiều, tế bào sừng bị chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu sẽ lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn.
Khi bị bệnh cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép và điều quan trọng là phải dùng thuốc chống nấm như: castellani, calcream, nizoral, dezor; rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm như sastid hoặc nước quả chanh để tránh tái nhiễm.
Bệnh do nấm gây ra, nên việc điều trị cần phải dùng thuốc kháng nấm. Dùng thuốc bôi tại chỗ khi bệnh nhẹ, nếu để bệnh nặng thì phải dùng thuốc uống.
- Thuốc bôi tại chỗ: Các loại thuốc kháng nấm thông dụng hiện nay như clotrimazole, econazole, ketoconazole, miconazole.
- Thuốc dùng toàn thân: Có thể dùng fluconazole, itraconazole, ketoconazole hoặc griseofulvin đường uống khi bệnh nặng.

Bệnh ghẻ
Mặc dù bệnh ghẻ hiện nay không còn nhiều như trước đây, nhưng trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes Scabies xâm nhập da, lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu không được phát hiện và chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh.
Các thuốc thường dùng là:
- Dung dịch DEP (Diethylphtalate);
- Mỡ lưu huỳnh 5-10% cho trẻ em và cho người lớn, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú;
- Dung dịch hoặc kem Permethrin 1-5 %;
- Dầu Benzyl benzoat 25%;
- Crotaminton 10%;
- Gamma benzen 1%;
- Đông y: tắm cây lá đắng, ba gạc, xoan, xà cừ, cúc tần, dầu hạt máu chó...

Viêm nang lông
Bệnh thường xảy ra do thiếu nước sạch trong sinh hoạt. Đây là điều kiện khiến vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa.
Điều trị viêm nang lông bằng cách sử dụng thuốc bôi kết hợp thuốc uống. Mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với mỗi nguyên nhân gây bệnh và mức độ của các triệu chứng khác nhau như:
- Các dung dịch sát khuẩn: Có thể dùng một trong các dung dịch Povidon-iodin 10%; Hexamidine 0.1% hoặc Chlorhexidine 4%.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ: Có thể dùng mỡ neomycin, mupirocin, dung dịch bôi clindamycin, erythromycin. Bôi thuốc liên tục trong 7 - 10 ngày để tiêu diệt chúng tận gốc.
- Kháng sinh đường toàn thân: Một số kháng sinh phổ biến như ciprofloxacin, metronidazol, B - lactam, cephalosporin, amoxicillin... chỉ sử dụng khi bệnh tiến triển nặng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nấm da
Nước bẩn tù đọng và không khí ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm phát triển và xâm nhập, gây nấm da, đặc biệt là ở vùng chân. Các triệu chứng nhiễm trùng da do nấm gồm ngứa, bong tróc da giữa các ngón chân hoặc ngón tay.

Nấm da có thể được điều trị bằng thuốc mỡ, kem và thuốc chống nấm.
- Thuốc trị nấm da tại chỗ: Các sản phẩm thuốc trị nấm da tại chỗ chủ yếu sử dụng điều trị nấm gây nhiễm trùng ở móng tay và da đầu. Trong thành phần thuốc chứa chủ yếu các chất như: econazole, miconazol, clotrimazole, amorolfine,...
- Thuốc đặc trị nấm: Các thuốc đặt trị nấm thường dùng như: thuốc econazole, thuốc clotrimazole, thuốc fenticonazole và thuốc miconazol.
- Thuốc tiêm trị nấm da: Trường hợp người bệnh bị nấm trầm trọng, có thể sử dụng thuốc dạng này dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, chủ yếu là các thuốc: Anidulafungin, Amphotericin, Itraconazole, Caspofungin, Flucytosine, Micafungin...


Nhiều người đang lấy cơ thể của mình ra để làm vật thí nghiệm mà không biết. Có bệnh là lên mạng hỏi và chữa theo các phương pháp mà cộng đồng mạng chỉ cho, đa số là chưa được khoa học kiểm chứng. Chỉ đến khi bệnh chuyển nặng họ mới tới gặp bác sĩ ở bệnh viện, khi ấy đã quá muộn.
Mô hình ngân hàng sữa mẹ đã giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non tại Uganda trong vài năm gần đây.
Bệnh viện Phổi Trung ương vừa ghép phổi thành công cho hai bệnh nhân mắc bệnh phổi giai đoạn cuối, mang đến cho họ một cuộc đời mới.
Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ Y tế, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả và lập hồ sơ chuyển Công an TP. Hồ Chí Minh xử lý theo quy định pháp luật.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - chai 300 gam do vi phạm giới hạn về chỉ tiêu vi sinh vật và chứa thành phần không có trong bản công bố tiêu chuẩn.
Uống nước cốt chanh để thải độc thanh lọc cơ thể, giảm cân đang trở thành trào lưu được lan truyền trên mạng xã hội. Không thể phủ nhận ích lợi của chanh đối với cơ thể, tuy nhiên việc sử dụng sai cách sẽ tiềm ẩn những rủi ro. Thạc sĩ - Bác sĩ Lưu Tuấn Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa, Hệ thống Y tế MEDLATEC đã có những chia sẻ xoay quanh nội dung này.
0