Phản ứng sau cuộc điện đàm giữa Mỹ với Nga và Ukraine
Sau khi thảo luận với nhà lãnh đạo Nga, ông Trump cũng đã tiến hành điện đàm chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cùng các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), Pháp, Italy, Đức và Phần Lan để đưa ra thông báo tương tự.
Sau cuộc trao đổi kéo dài hơn hai giờ đồng hồ với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Moscow sẵn sàng phối hợp với Kiev để xây dựng một bản ghi nhớ, đề xuất các nguyên tắc và lộ trình cho một thỏa thuận hòa bình tiềm năng.
Tổng thống Nga nhấn mạnh, điều quan trọng nhất đối với Moscow hiện nay là phải “loại bỏ những nguyên nhân gốc rễ” dẫn đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Ông Putin mô tả cuộc trao đổi với ông Trump là có hiệu quả, "có ý nghĩa và khá thẳng thắn".
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Donald Trump trước và sau cuộc gọi của nhà lãnh đạo Mỹ với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Trong cuộc trao đổi với nhà lãnh đạo Mỹ, ông Zelensky cho biết ông đã thể hiện sự ủng hộ đối với một lệnh ngừng bắn, khẳng định rằng mọi quyết định liên quan đến tương lai của Ukraine phải có sự tham gia và đồng thuận của Kiev.
Ông Zelensky cũng cho biết, Ukraine và các đối tác đang cân nhắc sắp xếp một cuộc họp cấp cao giữa Ukraine, Nga, Mỹ cũng như các nước Liên minh châu Âu và Anh như một phần trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, các nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ đã có cuộc trao đổi nhằm thúc đẩy khả năng nối lại đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Đáng chú ý, ông Trump cho biết Giáo hoàng Leo XIV thể hiện mong muốn tổ chức các cuộc hòa đàm tại Vatican, dù phía Tòa Thánh chưa xác nhận chính thức. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cũng khẳng định Rome sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình.


Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và Mỹ “sẽ không đi đến đâu” nếu Washington kiên quyết rằng Tehran phải giảm hoạt động làm giàu urani xuống bằng 0.
Cuộc trao đổi giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin được mô tả là “tích cực” và “xây dựng”, mang lại kỳ vọng rằng các bên sẽ tiến thêm một bước đến hòa bình sau hơn ba năm xung đột Nga - Ukraine.
Nhật Bản không vội ký thỏa thuận thương mại và kiên định với lập trường đề nghị xóa bỏ thuế quan khi đàm phán thương mại với Mỹ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bắt đầu cuộc họp thường niên lần thứ 78 vào ngày 19/5, tại Geneva, Thụy Sĩ, với sự tham dự của các đại biểu đến từ toàn bộ 194 quốc gia thành viên.
Thỏa thuận thương mại mới giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) có thể đem lại tổng lợi ích kinh tế lên tới 90 tỷ bảng Anh, tính đến năm 2040.
Lực lượng Houthi tại Yemen tuyên bố phong tỏa cảng Haifa của Israel và cảnh báo các tàu thuyền đang hoạt động hoặc di chuyển đến cảng này có thể trở thành mục tiêu bị tấn công.
0