Nhịp sống ở phố Hàng Bạc
Đằng sau vẻ náo nhiệt ngoài mặt phố, sâu trong những ngõ nhỏ của phố Hàng Bạc, nhịp sống suốt hơn nửa thiên niên kỷ qua vẫn trôi đi mỗi ngày bởi sự cần cù và khéo léo của những người thợ làm nghề truyền thống.
Ở phố Hàng Bạc, không phải ai cũng còn giữ lại nghề kim hoàn. Người đã chuyển đi nơi khác, người đã cho thuê. Thế nhưng ông Nguyễn Xuân Hùng, bà Lâm Thùy Duyên thì không. Họ vẫn nhất quyết bám trụ lấy nơi này, ngày ngày làm công việc mà họ luôn yêu thích suốt hàng chục năm qua.
Bà Duyên chia sẻ: "Nếu bảo ngồi một góc như bây giờ thì chắc cũng phải buồn thôi. Nhưng bao năm qua tôi vẫn quyết định ở đây, mọi người đây cũng rất vui. Nhà mình ngồi đây bán hàng, mình cảm thấy nhớ phố phường."
Giữ nghề trong thời cuộc nhiều đổi thay không phải lúc nào cũng dễ dàng. Có những người chọn lặng lẽ lưu giữ ký ức. Có những người lại chọn cách tiếp nối và làm mới nghề truyền thống. Tiếp nối mạch nghề không chỉ bằng đôi tay, mà còn bằng cách gìn giữ tinh thần phố nghề. Dẫu phố có thay đổi, vẫn có những điều chưa từng phai nhạt trong lòng những người con phố cổ. Đó là niềm trân trọng dành cho tổ tiên, nguồn cội. Vậy nên mỗi tháng, những người kinh doanh trên phố kim hoàn đều ra đình Kim Ngân - nơi thờ Tổ nghề kim hoàn, như một cách nhắc nhở bản thân về nguốn gốc của nghề truyền truyền thống.
Chiều xuống, Hàng Bạc khoác lên mình sự hối hả quen thuộc. Người dân Hà Nội, du khách tứ phương, gánh hàng rong, tiếng xe cộ - tất cả hòa vào nhau như nhịp thở không ngừng nghỉ của một con phố mang trên mình những lớp ký ức chồng lên năm tháng.
Ngày mai, phố Hàng Bạc lại tiếp tục hơi thở mới...


Bánh tôm là món ăn dân dã, được chế biến từ những nguyên liệu dễ tìm, đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo của người đầu bếp để tạo nên hương vị rất riêng.
Giữa muôn vàn món ngon của ẩm thực Hà Nội, bún ốc nóng vẫn giữ cho mình một vị trí rất riêng: dân dã nhưng đầy tinh tế, giản dị mà khó quên.
Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.
Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.
Sách dạy nấu ăn cổ ''Thế vị tân biên'' xuất bản năm 1925, có nhắc tới món cá diếc kho với những gia vị đồng quê gần gũi quen thuộc như gừng, lá giềng, muối hạt, tương bần tạo vị ngọt hậu. Cá kho chắc thịt, màu nâu vàng, dậy mùi thơm và vị đặc trưng của tương bần. Món ăn này ăn cùng rau luộc và cơm trắng rất bắt vị trong những ngày chuyển mùa nắng nóng.
Về với thiên nhiên và những điều mộc mạc, yên bình chính là cách để mỗi người tự làm mới mình sau những ngày bận rộn. Một kỳ nghỉ nhẹ nhàng nhưng cũng là những kỉ niệm khó quên.
0