Khó chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội
Chuyển đổi nhà tái định cư, nhà ở sinh viên sang làm nhà ở xã hội từng được xem là giải pháp trúng “hai đích”: vừa tăng nguồn cung nhà ở xã hội, vừa tránh lãng phí tài sản công. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng này có kết quả không như mong đợi. Nguyên nhân do cơ chế, chính sách và thủ tục chuyển đổi.
Dù nhận được đồng thuận cao nhưng nhiều tháng sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vẫn chưa có tòa nhà tái định cư nào được chuyển đổi. Khó khăn dễ nhìn thấy là về diện tích xây dựng. Theo quy định, nhà ở xã hội có tiêu chuẩn xây dựng không quá 70 m², nhưng lại có tới gần 70% căn hộ tái định cư có diện tích lớn hơn.
Ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành - cho hay: "Theo quy định, nhà ở xã hội có diện tích tối đa 70 m² nhưng nhà tái định cư thường có diện tích lớn hơn rất nhiều. Vậy nên khi chuyển đổi mục đích là rất khó".
Nhà tái định cư được xây dựng bằng ngân sách chịu sự quản lý của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Vậy nên, muốn chuyển đổi sang nhà ở xã hội để bán cần phải được định giá. Nhưng thực tế, chưa có quy định rõ ràng để các tổ chức thẩm định giá có đủ cơ sở pháp lý thực hiện.
KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội - chia sẻ: "Việc chuyển vốn ngân sách có một quy trình khá chặt chẽ và phức tạp, cho nên cũng không thể nào dễ dàng chuyển đổi được".
Ngoài ra, nhiều người có nhu cầu mua nhà cũng lo lắng về thời hạn nhà chung cư, tuổi thọ nhà, những tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng cho nhà ở xã hội.
Phát triển nhà ở xã hội là chủ trương đầy nhân văn khi chạm đến mơ ước an cư lạc nghiệp. Khó khăn trong chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội chỉ là một ví dụ khiến nguồn cung nhà ở xã hội năm 2024 chỉ đạt được 16% kế hoạch đề ra.


Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.
Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
0