Chìa khoá giúp Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình

Phát triển khoa học công nghệ chính là "chìa khoá vàng" giúp đất nước vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tránh nguy cơ tụt hậu và vươn lên bắt kịp thời đại.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), từ năm 1990 đến nay, chỉ có 34 nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, còn 108 quốc gia chưa thể vượt qua.

Bẫy thu nhập trung bình là khái niệm được dùng để chỉ những quốc gia có thời gian tăng trưởng nhanh và sớm đạt tới ngưỡng thu nhập trung bình nhưng đáng tiếc, sau đó lại thất bại trong vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình để tiến lên trở thành các nền kinh tế thu nhập cao.

Tại Hội thảo khoa học cấp Quốc gia "Đối ngoại và Ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", kinh nghiệm vượt bẫy thu nhập trung bình, vươn mình phát triển của các nước trên thế giới đã được chỉ ra, đó là phải giữ được môi trường hoà bình, ổn định; thu hút được các nguồn lực để phát triển đất nước và đặc biệt là phải tận dụng được khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo để vươn mình.

Ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: “Vượt qua bẫy thu nhập trung bình bằng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và bằng “3 chữ I”. Giai đoạn đầu tiên để các quốc gia đạt mức thu nhập trung bình cần phải thu hút được đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Giai đoạn thứ hai cần “2 chữ I” đó là tiếp tục thu hút đầu tư và hấp thụ công nghệ. Giai đoạn thứ ba, lên thu nhập cao thì bằng đổi mới sáng tạo. Việt Nam đang ở chữ I thứ hai là hấp thụ và lan tỏa công nghệ. Ví dụ như Malaysia, đi từ chữ I thứ nhất lên thẳng chữ I thứ ba đã không thành công và bị chững lại trong thời gian rất dài, họ bỏ qua hấp thụ công nghệ và lan tỏa công nghệ. Để hấp thụ và lan tỏa công nghệ thì vai trò của ngành ngoại giao rất quan trọng vì đó là giai đoạn mà toàn bộ ngành ngoại giao sẽ phải vào cuộc để hỗ trợ cho toàn bộ doanh nghiệp trong nước nhập khẩu công nghệ và giải mã công nghệ. Đây là thành công của Hàn Quốc những năm 60 và 80 họ đã làm được việc đó”.

Khoa học công nghệ đã tạo ra cơ hội cho nhiều quốc gia có sự chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ. Tổng Bí thư Tô Lâm trong chuyến thăm Singapore tuần qua cũng đã khẳng định Việt Nam xác định khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt cho phát triển đất nước. 

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, một dân tộc muốn hùng cường và thịnh vượng phải dựa trên nền tảng tri thức và sáng tạo. Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được cho là kim chỉ nam cho sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị trường chứng khoán Việt Nam trước thềm nghỉ lễ 30/4 – 1/5 ghi nhận những biến động rung lắc. Dù VN-Index nhiều lần vượt mốc tham chiếu, lực cầu yếu khiến đà tăng không duy trì được lâu, dẫn đến sự điều chỉnh nhẹ về cuối phiên.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố kế hoạch giảm bớt tác động của thuế ô tô vào ngày 29/4 (giờ địa phương), bằng cách miễn một số loại thuế áp lên linh kiện nước ngoài được lắp ráp trong các xe sản xuất nội địa và ngăn chặn tình trạng thuế chồng thuế lên các xe nhập khẩu.

Ban lãnh đạo Eximbank đề xuất không thực hiện chia cổ tức năm 2024 nhằm mục đích củng cố năng lực tài chính.

Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý đạt 84.053 tỷ đồng, tăng trưởng 287% so với cùng kỳ năm 2024.

Giá vàng trong nước ngày 29/4 đảo chiều tăng gần 2 triệu đồng mỗi lượng, sau đợt giảm giá những ngày qua.

Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ ba (VILOG 2025) sẽ diễn ra từ ngày 31/7 đến ngày 2/8 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn.