Thương mại điện tử Việt Nam cán mốc 22 tỷ USD
Việc quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 22 tỷ USD được xem là bước tiến mạnh mẽ, khẳng định vai trò trung tâm của thương mại điện tử trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.
Dù vậy, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng, thị trường đang đối mặt với không ít thách thức: tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại, lạm phát gia tăng, rủi ro địa chính trị và chính sách thương mại thay đổi liên tục. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp thương mại điện tử cần nhanh nhạy nắm bắt xu hướng mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
AI đang giúp cá nhân hóa trải nghiệm, tối ưu vận hành, phân tích dữ liệu và dự báo xu hướng tiêu dùng - yếu tố then chốt để gia tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc ứng dụng còn chưa đồng đều do hạn chế về nhận thức và công cụ phù hợp. Doanh nghiệp cần chủ động chuyển mình nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.


Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 trở thành “thời điểm vàng” để các doanh nghiệp triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng.
Thị trường chứng khoán khép lại tuần giao dịch 21-25/4 với sắc xanh tích cực: VN-Index tăng 10,11 điểm, lên 1.229,23 điểm; dòng tiền vẫn duy trì ổn định với thanh khoản vượt trung bình 20 tuần.
Năm 2025, Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế 27.500 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ chi trả cổ tức tiền mặt hơn 7.000 tỷ đồng, tương đương 10% mệnh giá.
Chứng khoán Mỹ và châu Á vào phiên 25/4 tăng điểm nhờ lực đẩy từ phố Wall và kỳ vọng về tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và một số đối tác kinh tế quan trọng.
Giá vàng trong nước hạ nhiệt chậm, đẩy chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới lên tới 17,7 triệu đồng/lượng.
Chính phủ Nhật Bản mới đây đã công bố một gói các biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm ứng phó những tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan cao hơn của Mỹ.
0