Bộ Giáo dục bỏ xét tuyển sớm, siết điểm cộng ưu tiên
Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu nếu sử dụng nhiều tổ hợp, các trường phải đảm bảo có môn chung giữa các tổ hợp và môn đó phải chiếm ít nhất 50% tổng điểm xét tuyển.
Bộ bỏ điểm sàn theo điểm thi tốt nghiệp với nhóm đào tạo giáo viên và sức khỏe, chỉ dùng học bạ ba năm THPT. Theo dự kiến mới nhất, Bộ chưa áp dụng các yêu cầu này ngay năm nay.
Những điểm được Bộ giữ nguyên như dự thảo, bao gồm: các trường đại học phải dùng kết quả cả năm lớp 12 nếu xét học bạ, thay vì dùng điểm 3-5 học kỳ như những năm trước; phải quy đổi tương đương giữa các phương thức và tổ hợp xét tuyển về một thang chung.
Các hình thức xét tuyển sớm chủ yếu là xét học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, tư duy, xét chứng chỉ quốc tế hoặc kết hợp giữa các yếu tố trên.
Đến ngày 15/2, khoảng 70 trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến, cơ bản giữ việc xét tuyển bằng nhiều phương thức nhưng chưa công bố thời gian, chỉ tiêu để đợi quy chế của Bộ.


Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Chủ đề: Hàm số mũ và Hàm số logarit. Giáo viên Nguyễn Thị Tuyết Minh - Trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức.
Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
Bức thư của nữ sinh Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025.
Cả nước sau khi sáp nhập có trên 3.300 đơn vị hành chính cấp xã với 52.000 cơ sở giáo dục và 23,4 triệu học sinh, bình quân mỗi xã có 7.000 học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.
0