Vẫn thiếu 10.000 đơn vị máu dự trữ cho Tết Nguyên đán
Trung bình mỗi tháng, Trung tâm Máu quốc gia (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) cần tiếp nhận được khoảng 40.000 - 42.000 đơn vị máu và 5.000 đơn vị tiểu cầu gạn tách. Thông tin từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, để bảo đảm nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị dịp Tết, Viện mong người dân đến tham gia hiến máu từ nay đến hết Tết Nguyên đán; đặc biệt là những người dân có nhóm máu O và nhóm máu A.

Chỉ tính riêng hai tháng đầu năm 2024, Viện đã cần tối thiểu 80.000 đơn vị máu để cung cấp cho hơn 180 cơ sở y tế tại 31 tỉnh/thành phố; trong đó đáng chú ý, nhóm O cần khoảng 40.000 đơn vị. Và dù đã lên kế hoạch chuẩn bị tiếp nhận máu từ trước, nhưng kết quả hiện tại đều đạt thấp hơn so với nhu cầu.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là những ngày gần đây thời tiết khắc nghiệt, rét đậm xảy ra ở nhiều nơi khiến nhiều điểm hiến máu không đạt được hiệu quả như dự kiến. Trong khi Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn đang tiếp tục "tiếp tế" 1.000 đơn vị máu mỗi tuần cho Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Một số khu vực khác (như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) hiện cũng đang không đạt kết quả tiếp nhận máu theo kế hoạch và xin hỗ trợ từ Trung tâm Máu quốc gia.

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã và đang nỗ lực tích cực để có thêm các lịch hiến máu trước Tết. Đồng thời chuyển vật tư để tiếp nhận máu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và khu vực Tây Nam Bộ; sau đó chuyển máu ra Hà Nội để thực hiện xét nghiệm sàng lọc, điều chế máu và cung cấp ngược trở lại chế phẩm máu cho Tây Nam Bộ.
Dự kiến từ 30/1 đến 5/2, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương sẽ phối hợp tiếp nhận hơn 2.200 đơn vị máu tại TP Cần Thơ và các tỉnh: Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp.
Không chỉ tại Hà Nội, thực trạng thiếu máu do số người hiến máu giảm những ngày gần đây cũng xảy ra tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP. Hồ Chí Minh, đây là nơi đang cung cấp chế phẩm máu cho hơn 150 bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh và hỗ trợ cho các tỉnh Tây Nam Bộ.


Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
0