Tôn vinh nhà giáo tâm huyết, sáng tạo năm 2024
Tại huyện Phúc Thọ, trải qua vòng sơ khảo, 14 nhà giáo xuất sắc nhất đại diện các trường Mầm non, trường Tiểu học và THCS đã tham dự vòng chung khảo với phần thi báo cáo trực tiếp và trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét duyệt.

Trong đó, các nhà giáo đã nêu rõ những vấn đề bất cập; khó khăn; những vấn đề mang tính mới, tính sáng tạo; đồng thời nêu được tính hiệu quả, tạo nguồn cảm hứng và đề tài mang tính lan tỏa, có minh chứng cụ thể, sống động qua các video clip.
Kết thúc Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024, ban tổ chức trao 3 giải nhất, 4 giải nhì và 7 giải ba cho các nhà giáo. Các nhà giáo xuất sắc nhất sẽ được Công đoàn Giáo dục Hà Nội xét khen thưởng cấp ngành.


Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.
Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.
5 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội thu học phí lớp 6 từ 3,6-5,78 triệu đồng một tháng, tương đương nhiều trường tư.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.
Trong bối cảnh Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các trường học tại Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả.
0