Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất tổ chức hòa đàm Ukraine-Nga

Phát biểu sau cuộc hội đàm với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Istanbul, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết sẵn sàng tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Ukraine và Nga để chấm dứt xung đột.

Tổng thống Ukraine và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hội đàm tại Istanbul

Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và cũng duy trì mối quan hệ thân thiết với Nga. Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên có các cuộc tiếp xúc với cả hai bên trong cuộc xung đột, đặc biệt là với tư cách là nhà tài trợ cho thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.

“Hôm nay chúng tôi đã thảo luận chi tiết về những diễn biến của cuộc xung đột, tôi đã bày tỏ những quan sát của mình bằng tất cả sự chân thành của mình”, ông Erdogan nói trong cuộc họp báo cùng với ông Zelensky.

"Chúng tôi đang đóng góp tối đa để cuộc xung đột kết thúc trên cơ sở đàm phán. Chúng tôi sẵn sàng tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình mà Nga cũng sẽ tham dự", ông Erdogan nói và cho biết thêm ông đã nhắc lại sự ủng hộ của Ankara đối với chủ quyền của Ukraine.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu họp báo sau cuộc hội đàm với tổng thống Ukraine

Giới chức Nga chưa bình luận về thông tin. Tổng thống Vladimir Putin dự kiến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trước khi diễn ra cuộc bầu cử ở Nga ngày 15-17/3.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine vào năm 2022, nhưng kể từ đó không có bước ngoại giao nào được thực hiện để thúc đẩy các cuộc thảo luận này. Họ đã nhiều lần đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán tiếp theo và nói rằng cần có một hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo.

Tổng thống Ukraine phát biểu họp báo tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Ông Zelensky cho biết Nga sẽ không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên sẽ được tổ chức tại Thụy Sĩ trong những tháng tới, nhưng một đại diện của Nga có thể được mời tham dự cuộc họp tiếp theo sau khi lộ trình hòa bình đã được thống nhất với các đồng minh Ukraine.

Tổng thống Zelensky đã tới Thổ Nhĩ Kỳ hôm 8/3 và hội đàm với Tổng Thống Erdogan. Trong cuộc gặp kéo dài khoảng một giờ, hai bên đã thảo luận về những diễn biến trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, đảm bảo an ninh vận chuyển hàng hóa qua Biển Đen, bao gồm cả thỏa thuận ngũ cốc không còn hiệu lực và hợp tác công nghiệp quốc phòng. Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp cho Ukraine máy bay không người lái có vũ trang và cũng ký thỏa thuận hợp tác sản xuất tại một nhà máy gần Kiev, nhưng tiến độ đã bị cản trở bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine. Nước này đã cung cấp cho Kiev các hình thức hỗ trợ quân sự khác nhưng phản đối các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

Sau khi đặt chân đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Zelensky đã đến thăm một xưởng đóng tàu gần Istanbul để kiểm tra công việc đóng hai tàu hộ tống cho hải quân Ukraine. Sau đó, ông cho biết đã thảo luận về việc cùng sản xuất một số loại vũ khí và đạn dược với ông Erdogan.

“Hôm nay, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận về các dự án phòng thủ chung ở cả cấp chính phủ và giữa các công ty”, ông nói trên nền tảng mạng xã hội X sau khi gặp ông Erdogan.

Ông nói thêm: “Tôi đã gặp các đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi sẵn sàng hành động nhanh chóng để biến mọi điều chúng tôi đã thảo luận thành hành động”.

Các cuộc đàm phán cũng đề cập đến thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen, do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc làm trung gian và cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc một cách an toàn từ các cảng của mình. Ankara đã nỗ lực khôi phục hiệp định này, nhưng Nga, nước cho biết yêu cầu của họ về các điều kiện tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu lương thực và nhiên liệu của nước này đã bị phớt lờ.

Là một phần của hành động cân bằng, Thổ Nhĩ Kỳ duy trì mối quan hệ công nghiệp quốc phòng với Ukraine đồng thời tăng cường hợp tác năng lượng với Nga. Nước này cũng ký một hiệp định tham gia vào quá trình tái thiết Ukraine hậu xung đột.

(Theo Reuters)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.

Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Nga có quyền tự vệ và kêu gọi các nước phương Tây đánh giá kỹ lưỡng việc Moscow điều chỉnh học thuyết hạt nhân.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.

Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.

Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.