The La - Ngàn năm canh cửi

Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

“The La – Ngàn năm canh cửi” là hành trình trở về với truyền thống dệt vải của làng La Khê, nay thuộc phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội, một làng nghề nổi tiếng từ xưa.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nghề dệt bị gián đoạn. Đến năm 2002, nghề dệt the lụa được khôi phục. Nghệ nhân Lê Đăng Toản hiện vẫn nỗ lực duy trì nghề dệt the truyền thống của làng. Đến nay, khoảng 20 mẫu hoa văn the đã được phục dựng. Sản phẩm the lụa có nhiều ưu điểm như mềm mại, thoáng mát, không nhăn.

Nghệ nhân Lê Đăng Toản chia sẻ: "Trước kia quê hương có nghề dệt truyền thống từ rất nhiều đời, nhưng do xã hội thăng trầm nên mai một. Tôi bây giờ cũng được học lại và đang giữ gìn, phát huy, phát triển theo nhu cầu của xã hội. Tôi thấy rất là vinh dự và tự hào vì mình đang là người nắm giữ được nó".

Không gian trưng bày như một tác phẩm nghệ thuật sống động từ các loại vải the, sa, lụa, cùng với các bộ trang phục như áo dài, áo ngũ thân…Mỗi hiện vật đều gắn liền với dòng chảy lịch sử và văn hóa của La Khê.

Trưng bày mang đến một không gian văn hóa ấn tượng với sự sắp đặt nghệ thuật, là cơ hội để công chúng khám phá, tìm hiểu về nghệ thuật dệt may truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc. Đây không chỉ là sự kết nối với quá khứ mà còn là lời tri ân dành cho văn hóa truyền thống và tinh thần của Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đồng thời, lan tỏa để khách tham quan trong và ngoài nước biết đến làng nghề truyền thống dệt vải La Khê, góp phần gìn giữ và phát triển trở lại một trong những làng nghề Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.