Thế giới lên án cuộc không kích của Israel vào Liban

Sau khi Israel thực hiện các cuộc không kích nhằm vào Liban làm hàng trăm người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương, nhiều nước đã đưa ra phản ứng trước lo ngại về một cuộc chiến toàn diện sẽ bùng phát giữa hai bên.

Thủ tướng tạm quyền Liban Najib Mikati đã kêu gọi Liên hợp quốc và các cường quốc trên thế giới ngăn chặn Israel phá hủy các ngôi làng và thị trấn của nước này.

Phát biểu tại một cuộc họp báo khi đang tham dự phiên họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Mỹ, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã lên án Israel tìm cách mở rộng xung đột, khẳng định rằng Tehran đã kiềm chế với hy vọng đảm bảo hòa bình tại khu vực.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên bố cáo buộc các cuộc tấn công của Israel vào Liban đánh dấu một giai đoạn mới trong nỗ lực kéo toàn bộ khu vực vào tình trạng hỗn loạn.

Bộ Ngoại giao Ai Cập phản đối mọi hành vi vi phạm chủ quyền và lãnh thổ Liban và lên án hành động leo thang nguy hiểm của Israel; đồng thời kêu gọi các cường quốc quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc can thiệp ngay lập tức để ngăn chặn sự leo thang nguy hiểm này.

Trong khi đó, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của các quốc gia Ả-rập bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.