Tháng 10 - Thu Hà Nội
Hà Nội mùa này đã có chút gió heo may và cảm giác se se lạnh dịu dàng. Nếu được hỏi, mùa nào là mùa bình yên nhất, nhiều người sẽ trả lời đó là mùa thu. Với hương hoa sữa thơm ngát, thềm lá mơ màng, bầu trời trong trẻo,... vạn vật đều tạo nên một mùa thu Hà Nội chan chứa thi vị.
Khi những cơn gió mùa đầu tiên tràn về. Khi mùa thu đang độ chín nhất mà mùa đông chưa kịp tới. Lúc này, Hà Nội như cô gái diễm lệ khoe trọn vẻ kiêu sa mơ màng của mình. Con số 10 cũng như một sự tròn vẹn theo quan niệm phương Đông. Bởi vậy, tháng 10 cứ như thế mà gợi lên biết bao đắm say, xao xuyến với những người con Hà Nội và những du khách phương xa nặng lòng với sắc thu.
Tháng 10, mùa thu đến với Hà Nội. Mùa thu Hà Nội mang theo hương vị ngọt ngào của mùa đẹp nhất trong năm, một vẻ đẹp mà ai cũng phải nhớ, phải thương, phải say tình. Vẻ đẹp ấy khiến cho Hà Nội đi vào văn, vào thơ, vào nhạc với biết bao đằm thắm, da diết.
Thu đến, khu phố cổ lại được điểm xuyết thêm tán lá úa vàng. Thi thoảng có những gánh hàng rong đi qua, chợt thoảng mùi hương cốm thơm ngát - thức quà đặc sản của mùa thu Hà Nội bình dị, mộc mạc mà gây nhung nhớ. Những chiếc xe đạp rong ruổi chất đầy hoa tươi như cúc họa mi, dã quỳ, thạch thảo,... các khóm hoa lay nhẹ trong gió heo may khiến hồn người cũng “rung rinh” theo.
Chị Đỗ Thị Hằng Nga (phường Trần Phú, quận Hoàng Mai) chia sẻ: "Tôi thấy mùa thu Hà Nội có điều gì đó rất tuyệt vời vì trong mùa thu Hà Nội, chúng ta sẽ được thưởng thức 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Buổi sáng thì se se lạnh, buổi trưa có thể có một chút nắng ấm, đến buổi chiều thì có thể hơi nóng nực của mùa hè và đến tối đến thì ta lại có thể là cảm nhận được cái không khí hơi hơi lạnh. Mùa thu Hà Nội cũng tuyệt vời khi ta được cùng gia đình lên phố, được thưởng thức mùi hoa sữa thơm nồng nàn".
Với chị Quỳnh Thư (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh): "Cảm giác của tôi là vô cùng thích vì ánh nắng đẹp, nhất là ở con đường này, rất nhiều tán lá rồi ánh nắng chiếu xuống cùng với hoa nữa. Đó là Hoàng thành Thăng Long và ánh nắng chiếu xuống khiến tôi vô cùng mê đắm".
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Hồ Gươm vào cuối thu mang một vẻ đẹp dịu dàng và lãng mạn, tiết trời se lạnh, làn gió nhẹ thoảng qua mặt hồ phẳng lặng, lác đác những chiếc lá vàng rơi.
0