Tăng mạnh số ca chết não hiến tặng, mô tạng

9 tháng năm 2024, có 25 ca chết não hiến mô, tạng, góp phần làm tăng số tạng hiến từ người chết não (87/829 bệnh nhân ghép, tương đương 10,49%).

Thông tin được đưa ra tại Hội thảo khoa học về hiến tặng mô, tạng tại Việt Nam lần thứ 2 trong khuôn khổ Tuần lễ hiến và ghép mô, tạng Việt Nam 2024 do Học viện Quân y phối hợp với Hội Ghép tạng Việt Nam, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Hội Vận động hiến mô bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức vào ngày 11/10.

Hội thảo có sự tham dự của 300 đại biểu đến từ các bệnh viện trong cả nước và 8 chuyên gia tới từ các nước có số lượng tạng hiến từ người chết cao nhất thế giới (Tây Ban Nha), cao nhất châu Á (Hàn Quốc), cao nhất Đông Nam Á (Thái Lan) và nước có tốc độ phát triển nguồn hiến từ người chết não rất nhanh là Trung Quốc.

Hội vận động hiến mô bộ phận cơ thể người Việt Nam trao giấy khen tặng gia đình hiến tặng mô, tạng sau khi mất.

Tại hội thảo, PGS. TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cho biết, số lượng ca chết não hiến mô tạng trong 9 tháng năm 2024 lập con số ấn tượng với 25 ca (năm 2023 chỉ có 14 ca chết não hiến mô tạng), góp phần làm tăng số tạng hiến từ người chết não đạt 87/829 bệnh nhân ghép, đạt 10,49%. Đây cũng được coi là số kỷ lục của Việt Nam, vì trước đây, tỷ lệ tạng hiến từ người chết não khoảng 5-6%. Đến nay, các y, bác sĩ Việt Nam đã thực hiện hơn 8.000 trường hợp ghép tạng, trong đó có hơn 7.000 ca ghép thận, 500 ca ghép gan, làm chủ nhiều kỹ thuật khó.

Việc vận động hiến mô, tạng là nền tảng của phát triển nguồn hiến mô, tạng từ người cho chết não. Nếu người dân, gia đình không hiểu, không ủng hộ thì việc người chết não hiến mô, tạng rất khó.

PGS.TS Đồng Văn Hệ cho biết.

Hiện nay, điều kiện hiến tạng sau chết, tuổi hiến tạng, chế độ cho người hiến tạng và gia đình, cơ chế tài chính về chi phí, thanh toán cho vận động hiến, ghép và sau ghép, ngoài ra, nguồn chi trả từ bảo hiểm y tế cho ghép tạng tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 40% tổng chi phí. Trước thực tế đó, các chuyên gia y tế cho rằng, tới đây, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cần được sửa đổi để sớm có hành lang pháp lý, tạo điều kiện triển khai ngày càng nhiều ca ghép tạng, cứu sống thêm nhiều người bệnh.

Tại Tuần lễ hiến và ghép mô, tạng Việt Nam 2024, học viên được nghe các báo cáo viên là bác sĩ chuyên ngành đến từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Học viện Quân y, Bệnh viện 103, Bệnh viện 108 và các giảng viên tới từ Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia chia sẻ các kinh nghiệm giải pháp để tăng tỷ lệ ghép tạng từ người cho chết não.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các bác sĩ khoa khoa Phẫu thuật Thần kinh 2, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, đã lần đầu tiên phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân có khối u tuyến yên đường kính 5x6 cm, xâm lấn sâu vào các vùng quan trọng của não.

Thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác quản lý thai, cũng như sàng lọc trước sinh, nhằm nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nhờ những giọt máu tình nguyện được sẻ chia từ cộng đồng, nhiều người bệnh đã vượt qua ranh giới giữa sự sống và cái chết, từng bước hồi phục và trở lại với cuộc sống bình thường.

Không chỉ khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà người dân Lào, chuyến công tác tại tỉnh Hủa-phăn những ngày đầu tháng 4 này của Bệnh viện An Việt còn có nhiều hoạt động nghĩa tình, góp phần vun đắp hơn nữa mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện của hai nước Việt Nam - Lào.

Bệnh dịch sởi đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng tại các cơ sở y tế. Vì vậy, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân đã được nhiều bệnh viện kích hoạt, đặc biệt là việc kiểm soát lây nhiễm chéo để tránh "bệnh chồng bệnh".

Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23.