Phúc Thọ thêm di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Đình Tường Phiêu còn gọi là đình Cả. Không chỉ độc đáo về kiến trúc, văn hóa, mỹ thuật, đình Tường Phiêu còn là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo gắn kết với việc phụng thờ vị phúc thần Tản Viên Sơn Thánh. Năm 2018, đình Tường Phiêu vinh dự được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Mỗi năm, ở đình Tường Phiêu tổ chức 4 lễ tiết, riêng lễ hội Rằm tháng Giêng để tưởng nhớ ngày sinh của Tản Viên Sơn Thánh là lễ hội lớn nhất, kéo dài 3 ngày, từ 14 đến 16 tháng Giêng. Trong đó, nghi lễ rước Thánh ban đêm hết sức thiêng liêng và đặc sắc, có mối quan hệ gần gũi với lễ hội đền Và - một lễ hội lớn vào bậc nhất của dải đất xứ Đoài.
Với những giá trị độc đáo, Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phúc Thọ mà còn là cơ hội để giới thiệu, quảng bá văn hóa của Phúc Thọ đến nhân dân cả nước, đồng thời là động lực và sức mạnh nội sinh đưa Phúc Thọ ngày càng phát triển.


Hà Nội không chỉ là nơi các du học sinh Lào học tập và trưởng thành, mà còn là nơi họ chắt chiu, lưu giữ và lan tỏa những nét văn hóa đặc trưng của quê hương mình.
Trà đã trở thành biểu tượng của sự tinh tế, lòng hiếu khách, văn hóa tao nhã ẩn chứa triết lý sống ở cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) từ 17 giờ ngày 22/5 đến 22 giờ ngày 24/5 để phật tử và nhân dân chiêm bái.
Hoàng thành Thăng Long là một trong những điển hình của việc Việt nam rất bám sát quy trình bảo vệ giá trị di sản thế giới.
Phố Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm) tập trung nhiều công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với lịch sử phát triển của Hà Nội, do đó còn được gọi là phố Tây giữa lòng Thủ đô.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Hà Nội trong việc tái hiện lại Điện Kính Thiên và các di tích trong Hoàng thành Thăng Long.
0