Phẫu thuật thành công ca gù vẹo cột sống nặng

Khoa Chấn thương Chỉnh hình cột sống - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (BV TWQĐ 108) vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bị biến dạng cột sống rất nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình dáng và đời sống người bệnh.

Xuất thân trong một gia đình làm nghề biển ở huyện Quỳnh Lưu, anh N.V.A mắc bệnh gù vẹo cột sống đã từ rất lâu, nhưng vì kinh tế khó khăn eo hẹp nên anh chấp nhận sống với hình thể biến dạng hàng chục năm nay.

Những năm gần đây, nhận thấy tình trạng gù vẹo ngày càng tăng lên, kèm theo đau cột sống, khó thở tăng nặng do biến dạng cột sống gây nên, anh và gia đình tìm đến một số bệnh viện lớn trong Nam, ngoài Bắc để được điều trị.

Cho đến khi đọc được thông tin trên báo chí, biết Bệnh viện TWQĐ 108 đã phẫu thuật, chỉnh hình thành công cho nhiều ca gù vẹo lớn, anh cùng gia đình đã quyết định khăn gói ra Hà Nội.

Phim chụp xquang trước và sau phẫu thuật nắn chỉnh gù.

Qua các hình ảnh Xquang, tình trạng thực tế của bệnh nhân, xác định đây là một ca bệnh đặc biệt khó, góc vẹo rất lớn T6L3 khoảng 126 độ, hơn nữa ca bệnh này càng khó khăn hơn là kèm theo gù cũng rất lớn > 100 độ.

Trước đây, khoa cũng đã tiến hành phẫu thuật cho nhiều trường hợp vẹo lớn, nhưng hầu hết là vẹo đơn thuần, không kèm theo gù, và chủ yếu là các bệnh nhân trẻ tuổi, cột sống khá mềm dẻo.

Trước ca bệnh này, nghiên cứu y văn và những kinh nghiệm trước đây, các bác sĩ đã quyết tâm phẫu thuật cho người bệnh, với 2 thì mổ: Thì thứ nhất đi lối trước, cắt xương sườn, vén phổi, cắt tối đa được 4 đĩa đệm để làm lỏng cột sống, sau đó lắp khung Halo kéo dãn trên giường nghiêng 30 độ, trong thời gian 3 tuần, với cân nặng tăng dần đến lúc đạt mức tối đa là 50% cân nặng của bệnh nhân. Thì thứ 2, đi lối sau, bắt vít nắn chỉnh vẹo.

Cũng bởi vì ca bệnh gù rất lớn, nên TS.BS Phan Trọng Hậu – Chủ nhiệm khoa Chấn thương Chỉnh hình cột sống đã quyết định cắt V xương ở 3 mức để nắn chỉnh. Để thực hiện điều này phải là cả một sự quyết tâm lớn, bởi vì thời gian mổ dài, kĩ thuật khó, nhiều nguy cơ tai biến biến chứng. Cuộc đại phẫu kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.

Anh A và hành trình lấy lại hình dạng bình thường.

Sau mổ, hình thể người bệnh đã gần như bình thường, chiều cao tăng thêm vài cm, anh đã cảm thấy thở dễ hơn, đi lại cũng ổn hơn, và quan trọng nhất là đã tự tin hơn rất nhiều trong cuộc sống. 

Sau hơn 1 tháng, bệnh nhân đã phục hồi rất tốt, chỉ còn 1 thời gian ngắn nữa, anh sẽ được trở về đoàn tụ với gia đình. Chuyến này về quê anh sẽ nhận được sự ngạc nhiên, bất ngờ, những lời chúc mừng của hàng người thân, bạn bè trước thay đổi ngoạn mục về ngoại hình. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.

Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.