Ông Biden tham vọng giảm 60% khí thải nhà kính năm 2035

Tổng thống Joe Biden vừa đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: giảm khí thải nhà kính của Mỹ hơn 60% vào năm 2035, trong nỗ lực bảo vệ di sản chống biến đổi khí hậu của mình.

Đây là bước tiến lớn so với kế hoạch trước đó của ông nhằm giảm ít nhất một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030, đồng thời tiếp tục duy trì mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Mỹ đã chính thức gửi mục tiêu này đến Liên hợp quốc theo cam kết trong Hiệp định Paris về khí hậu. Chính quyền Biden sẽ triển khai các biện pháp như: phát triển 30 gigawatt điện gió ngoài khơi và bảo vệ ít nhất 30% diện tích đất đai và vùng biển của Mỹ vào năm 2030. Ngoài ra, các tiêu chuẩn mới sẽ được áp dụng để giảm ô nhiễm từ ô tô, xe tải và nhà máy điện. Những bước đi này là một phần trong nỗ lực lớn của ông Biden nhằm đưa nước Mỹ trở thành hình mẫu về năng lượng sạch và khí hậu bền vững.

Tuy nhiên, ông Trump đã tuyên bố sẽ xóa bỏ nhiều phần trong chương trình khí hậu của ông Biden khi nhậm chức và ủng hộ việc sản xuất năng lượng hóa thạch như dầu, khí đốt và than đá. Tổng thống đắc cử cũng dự định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris như đã thực hiện trong nhiệm kỳ đầu và hủy bỏ các ưu đãi cho xe điện cũng như năng lượng gió ngoài khơi. Trong khi đó, các cố vấn của ông Biden cho rằng những nỗ lực giảm khí thải và phát triển năng lượng sạch không chỉ phụ thuộc vào Tổng thống, mà còn vào sự lãnh đạo của các bang và thành phố trên khắp nước Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.

Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.

Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.

Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.

Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết đã thu hồi hàng nghìn thị thực và nhấn mạnh chính quyền vẫn còn nhiều việc phải làm để siết chặt chính sách thị thực và kiểm soát nhập cư.