Nhiều khó khăn khiến nguồn cung NƠXH không đạt yêu cầu

Nhà ở xã hội (NƠXH) luôn là mối quan tâm của người thu nhập thấp, tuy nhiên chưa đạt kỳ vọng về hiệu quả, mặc dù chính sách phát triển loại hình nhà này được đánh giá tốt với hệ thống pháp luật hoàn thiện, cùng sự ưu tiên từ các cấp, ngành và truyền thông.

Chủ trương chuyển những nhà tái định cư để hoang hóa sang làm NƠXH từng nhận được đồng thuận cao và tưởng chừng dễ dàng khi mà “đất sạch - nhà sẵn”, cùng với đó là vừa tăng nguồn cung và tránh lãng phí tài sản công. Thế nhưng, nhiều tháng sau, thống kê cho thấy vẫn chưa có tòa nhà tái định cư nào được chuyển đổi.

KTS Phạm Hoàng Phương - Viện Kiến trúc quốc gia, Bộ Xây dựng - cho biết: "Các căn hộ tái định cư phần lớn được thiết kế cách đây hơn 10 năm nên đã lỗi thời so với cách tổ chức cuộc sống của các hộ gia đình hiện nay. Việc nghiên cứu nâng cấp các căn hộ loại này theo chuẩn tiện nghi mới sẽ gặp nhiều trở ngại bởi quy mô công trình lớn, phức tạp và đòi hỏi kinh phí lớn".

Luật sư Phạm Thanh Tuấn - Đoàn Luật sư Hà Nội - chia sẻ: "Nhà tái định cư là sản phẩm thuộc sở hữu nhà nước khi chuyển sang NƠXH (nghĩa là có thể bán cho người dân) thì hành lang pháp lý chỉ được quy định duy nhất ở Điểm a, Khoản 1, Điều 124 Luật Nhà ở 2023 và mang tính nguyên tắc, chưa có hướng dẫn chi tiết. Do vậy, việc triển khai về trình tự, thủ tục, hồ sơ, giấy tờ hiện gặp rất nhiều khó khăn".

Như vậy, việc chuyển đổi “không dễ dàng” bởi nhà tái định cư xây dựng bằng ngân sách chịu sự quản lý của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Vậy nên, muốn chuyển đổi sang NƠXH để bán cần phải định giá nhưng lại chưa có quy định rõ ràng để các tổ chức thẩm định giá có đủ cơ sở pháp lý thực hiện.

Theo ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành: “Theo quy định, NƠXH có diện tích tối đa 25-70m2 nhưng nhà tái định cư thường có diện tích lớn hơn vậy rất nhiều. Vậy nên, khi chuyển đổi mục đích sử dụng là rất khó”.

“Rất khó” bởi thống kê có tới 70% số căn hộ tái định cư hiện nay sở hữu diện tích lớn hơn 70m2. Với diện tích tăng thêm này, người thu nhập thấp liệu có thể “cố” để mua nhà được không? Trong khi với đại đa số người lao động, mua một căn hộ diện tích “chuẩn” quy định đã luôn là sự cố gắng.

Ngoài ra, còn nhiều khó khăn được kể tên khác như cơ chế, kinh phí cho sửa chữa, nâng cấp, cải tạo lại các tòa nhà tái định cư sau hàng chục năm bị bỏ hoang xuống cấp. Bên cạnh đó là việc hoàn thiện tiếp cơ sở hạ tầng xung quanh hay các chính quyền địa phương cũng luôn cần nguồn nhà để sẵn sàng phục vụ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, để chia sẻ quỹ nhà tái định cư cũng là chuyện không dễ dàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.

Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.

Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.

Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.

Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.