Nhà ở có lối thoát hiểm phải là yêu cầu bắt buộc

Nhà ở riêng lẻ cần có lối thoát hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, phòng khi có hoả hoạn xảy ra. Đây là tiêu chuẩn cần đưa vào quy chuẩn để bắt buộc áp dụng rộng rãi.

Không có lối thoát hiểm thứ hai đã để lại những hậu quả đau lòng khi chẳng may xảy ra hỏa hoạn là vấn đề đã được nhắc đến, không chỉ ở các chung cư cũ, nhà tập thể có nhiều người sinh sống mà ở cả nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình.

Để phòng trộm cắp, người ta đang sử dụng mọi biện pháp để đảm bảo an toàn. Hiện nay, không có tiêu chuẩn, quy chuẩn nào về việc xây dựng "chuồng cọp". Những công trình này thường hình thành sau khi công trình được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, chính quyền các địa phương hầu hết đều bỏ qua vi phạm này. Dù năm 2022, Nghị quyết 05 của HĐND thành phố đã quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với việc xử lý công trình để đảm bảo công tác PCCC, trong đó, quy định phải mở các lối ra thoát hiểm.

Khảo sát của Bộ Xây dựng cho thấy hầu hết công trình nhà ở riêng lẻ hiện nay, khu vực ban công hay lối lên mái đều bị bịt kín bằng kết cấu kiên cố, không có lối thoát nạn hoặc rất khó thoát nạn.

Theo Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì bộ tiêu chuẩn quốc gia nhà ở riêng lẻ chỉ khuyến khích áp dụng, nếu nâng lên quy chuẩn mới bắt buộc tuân thủ. Do đó, muốn bảo đảm an toàn phòng cháy cho nhà ở riêng lẻ, lối thoát hiểm thứ hai cần coi là điều kiện bắt buộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ trao giải thưởng kiến trúc quốc gia 2024-2025 đã diễn ra tối 20/5, tại Nhà hát Lớn.

Công an tỉnh Nghệ An ngày 20/5 đã phá thành công Chuyên án vận chuyển, buôn bán pháo nổ xuyên quốc gia, bắt giữ hai đối tượng và thu giữ khoảng 1,5 tấn pháo các loại.

Sở Y tế TP. HCM vừa phát hiện nhiều sai phạm và ban hành quyết định thu hồi tổng cộng 70 số công bố tiêu chuẩn, áp dụng đối với các sản phẩm thiết bị y tế được xác định khai báo không đúng quy định.

Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an Hà Nội vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả với quy mô đặc biệt lớn và điều gây bất ngờ trong vụ án này chính từ công nghệ sản xuất ra những TPCN giả với một quy trình 'không tưởng'.

Phải quy rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Thường trực Chính phủ vừa qua.

Tối 19/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên để điều tra tội lừa dối khách hàng. Ngoài ra, có 4 bị can khác là lãnh đạo trong công ty CP Asia Life cũng bị khởi tố về tội 'Sản xuất hàng giả là thực phẩm'.