Người dân đội mưa trong đêm chờ Lễ viếng Tổng Bí thư

Đêm 24/7, nhiều người dân ở Hà Nội và các tỉnh thành đã đội mưa đến khu vực trước cửa Nhà tang lễ Quốc gia ở phố Trần Thánh Tông và làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh để chờ Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng hôm sau (25/7).

Lúc 21h, còn hơn mười tiếng nữa mới chính thức diễn ra lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng trước cổng Nhà tang lễ Quốc gia ở 5A phố Trần Thánh Tông đã có nhiều người dân đến bái vọng, bày tỏ thành kính tưởng nhớ vị lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Vừa di chuyển quãng đường hơn 1.700 km từ TP. HCM ra Thủ đô, anh Phan Hiền Trúc lập tức bắt xe ra nhà tang lễ.

“Dù chưa đến giờ vào viếng nhưng cảm giác được ở gần bác hơn nên cũng cảm thấy nguôi ngoai”, anh Trúc nói và bày tỏ rất hụt hẫng trước sự ra đi của người lãnh đạo cao nhất đất nước.

20 năm trong nghề luật sư, anh Trúc luôn theo dõi thông tin về tình hình đất nước. Một trong những điều anh cảm phục và kính trọng nhất ở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người “thắp lửa” trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. “Bác đã truyền động lực và cảm hứng cho những người hành nghề luật sư như tôi”, anh Trúc nói.

Anh Phan Hiền Trúc bái vọng Tổng Bí thư trước cửa Nhà tang lễ Quốc gia. Ảnh: Việt Anh.

Ở đường Giải Phóng cách nhà tang lễ chỉ vài km, bà Nguyễn Thị Thu Hương vẫn đội mưa tìm đến đây để hỏi thời gian vào viếng: “Nhà tôi cách đây không xa nhưng vẫn đến đây để hỏi các chiến sĩ giờ viếng bác. Chỉ sợ ngày mai không đến kịp viếng bác”.

Nhiều người dân đội mưa đứng trước cửa Nhà tang lễ Quốc gia. Ảnh: Việt Anh.

Ở Nghệ An ra Hà Nội, sau một hồi hỏi thăm lòng vòng, bà Nguyễn Thị Luyến cũng tìm được đến số 5A Trần Thánh Tông.

Bà Nguyễn Thị Luyến (cầm ô) đứng trước cửa Nhà tang lễ Quốc gia. Ảnh: Việt Anh.

“Mấy hôm nay tôi chỉ mở báo đài đọc tin, nghe tin bác mất mà không kìm được nước mắt. Tôi cũng không quen thuộc đường Hà Nội nên phải ra đây từ tối để thuộc đường, mai còn đi viếng. Dù chỉ ngắm bác từ xa cũng thấy nhẹ nhõm”, bà Luyến chia sẻ.

Khu vực kiểm tra an ninh trước cửa Nhà tang lễ Quốc gia. Ảnh: Việt Anh.

Lại Đà đêm không ngủ 

Lúc 21h30, tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau cơn mưa lớn, nhiều người dân trong thôn và lực lượng chức năng tập trung tại khu vực nhà văn hóa, tất bật các công việc chuẩn bị hậu sự cho ông.

Nhà văn hóa thôn nằm ngay sát ngôi đình làng là nơi lập ban thờ để người dân đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Tổng Bí thư.

Mỗi người một việc, trong tiếng kinh cầu mong chân linh Tổng Bí thư thượng phẩm, thượng sinh. Khuôn mặt người nào cũng phảng phát buồn nhưng tất cả đều cố gắng làm tốt nhất công việc của mình với tất cả tấm lòng thành kính.

Cổng làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Ảnh: Duy Huy.

Công việc tất bật trong lặng lẽ, Bí thư Chi bộ thôn Lại Đà Nguyễn Phú Việt chia sẻ, chính quyền và người dân nơi đây đã chuẩn bị sẵn sàng để người dân dự Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà.

Vòng hoa viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được chuẩn bị sẵn để phục vụ nhân dân đến lễ viếng.
Ảnh: Duy Huy.

Chị Lương Thị Lan Phương, Bí thư Chi đoàn thôn Lại Đà cho hay sinh ra tại đây nên đã từng được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong tâm trí của chị, ông là nhà lãnh đạo giản dị, mộc mạc và gần gũi với mọi người dân trong thôn. “Đối với thế hệ trẻ, Tổng Bí thư luôn là tấm gương sáng để noi theo.Tối nay, đoàn viên chi đoàn thôn sẵn sàng túc trực cả đêm để chuẩn bị công việc", chị Phương nói.

Đoàn viên thanh niên hỗ trợ công tác chuẩn bị lễ viếng ở Lại Đà. Ảnh: Duy Huy.

Bí thư Đảng ủy xã Đông Hội, huyện Đông Anh Lê Thế Chuyên cho biết người dân trong xã đã cùng nhau sắp xếp dọn dẹp tại khu nhà của Tổng Bí thư thời niên thiếu cùng gia đình. Tất cả đều muốn góp công, góp sức để lễ tang diễn ra trang trọng, đáp ứng được sự yêu kính của nhân dân đến viếng Tổng Bí thư trong hai ngày tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mật độ phương tiện dự kiến gia tăng nhanh chóng trong hôm nay (5/4) vì người dân đổ về các tuyến cửa ngõ dịp nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương. Lực lượng chức năng đã chủ động nhiều phương án ứng phó để bảo đảm an toàn cho người dân đi lại.

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu nạn, cứu hộ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đã cùng chiến sĩ trong đoàn cứu hộ Việt Nam đến thăm hỏi và tặng quà các gia đình chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Myanmar đang khó khăn sau trận động đất 7,7 độ.

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (Sinh năm 1998, trú tại TP.HCM).

Nhà máy Z113 đã tổ chức huấn luyện, diễn tập hàng năm; cấp phát bảo hộ lao động, tổ chức khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp nhằm hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động.

Hơn 30 năm phát triển phong trào hiến máu tình nguyện và 25 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện thực sự là cuộc cách mạng, thay đổi nhận thức của hàng chục triệu người dân về nghĩa cử hiến máu.

Liên tiếp 6 trận động đất đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong vòng 1 giờ, từ 11 giờ 31 phút 23 giây đến 12 giờ 32 phút 51 giây ngày 4/4.