Mỹ muốn rút khỏi 'cuộc chiến ủy nhiệm' tại Ukraine

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraine và Nga, ông Keith Kellogg, cho biết Tổng thống Trump có kế hoạch “thiết lập lại quan hệ với Nga” và rút khỏi “cuộc chiến ủy nhiệm bất tận” ở Ukraine.

Ngày 6/3, trong bài phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, ông Kellog tuyên bố: “Nhu cầu thiết lập lại quan hệ với Nga để bảo vệ lợi ích quốc gia quan trọng của người Mỹ và cuối cùng là ngăn chặn sự vướng mắc của Mỹ vào một cuộc chiến ủy nhiệm bất tận”.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio trong bài trả lời phỏng vấn với Fox News đã thừa nhận, cuộc chiến tại Ukraine là "cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa các cường quốc" và nó cần phải chấm dứt. Đây là lần đầu tiên chính quyền Mỹ thừa nhận cuộc chiến đã kéo dài hơn 3 năm qua tại Ukraine là một cuộc chiến ủy nhiệm, thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận của Tổng thống Donald Trump về vấn đề này.

Đặc phái viên về Ukraine và Nga Keith Kellogg có bài phát biểu quan trọng về "tình hình chiến tranh hiện tại Ukraine và cách chiến tranh có thể kết thúc" vào ngày 6/3/2025.

Theo ông Kellog, “việc tiếp tục cô lập” Nga “không còn là một chiến lược khả thi hoặc bền vững và chắc chắn không phải là một cách tiếp cận có trách nhiệm về mặt ngoại giao”.

Thay vào đó, ông Kellog nói rằng, Tổng thống Trump sẽ sử dụng “cây gậy và củ cà rốt đối với cả hai bên” để đưa Kiev và Moscow vào bàn đàm phán. Chính quyền Trump sẽ áp dụng đòn bẩy, chẳng hạn như “tịch thu tài sản có chủ quyền của Nga bị đóng băng để tái thiết và tái vũ trang cho Ukraine”.

Đề cập đến việc Mỹ ngừng chia sẻ thông tin tình báo cho Ukraine, ông Kellog cho biết đây là việc mà Ukraine đã “tự chuốc lấy”.

CNN ngày 5/3 đưa tin rằng, chính quyền Trump đã ra lệnh ngừng ít nhất một phần việc chia sẻ thông tin tình báo vốn đang hỗ trợ Ukraine trong việc phòng thủ trước các cuộc tấn công của Nga.

Trước đó, chính quyền Mỹ cũng đã quyết định dừng dòng chảy hàng tỷ đô la viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine, trong nỗ lực buộc Kiev phải thay đổi lập trường đàm phán.

Khi được hỏi Ukraine sẽ phải làm gì để khôi phục việc chia sẻ thông tin tình báo và dòng viện trợ quân sự, ông Kellogg nhắc đến thỏa thuận khoáng sản được đề xuất giữa Mỹ và Ukraine.

“Lý do ông ấy đến Nhà Trắng là để ký một văn bản nói rằng chúng ta sẽ tiến lên, nhưng nó đã không được ký kết”, ông Kellogg nhắc đến Tổng thống Ukraine Zelensky. “Quan điểm của tôi và niềm tin cá nhân của tôi là, bạn không tiến lên cho đến khi bạn nhận được một văn bản đã ký. Chấm hết”.

“Ít nhất là ông ấy đang đề nghị công khai để làm điều đó”, nhà báo Margaret Brennan của CBS, người điều phối cuộc trò chuyện với ông Keith Kellogg tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết.

Đáp lại, ông Kellogg trả lời: “Có sự khác biệt giữa việc đề nghị làm điều đó và thực hiện nó”.

“Nhân tiện, đây không phải là điều gì đó bất thường. Khi tôi ở Kiev hai tuần trước, tôi đã nói rất rõ với Tổng thống Zelensky về hậu quả nếu chúng ta không ký thỏa thuận”, ông Kellogg sau đó nói thêm. “Tôi đã thẳng thắn và rõ ràng rằng, đây là điều có thể xảy ra”.

Đề cập đến việc kết thúc cuộc xung đột Nga - Ukraine, ông Kellogg cho biết “Chúng ta sẽ chấm dứt cuộc chiến này và đây là một cách để đảm bảo rằng chúng ta nghiêm túc về điều đó”. Vậy thì điều đó có khó không? Tất nhiên là khó, nhưng không phải là họ không biết điều này sắp xảy ra. Họ đã được cảnh báo công bằng về việc nó sắp xảy ra”.

Thời gian qua, quan hệ giữa Mỹ và Ukraine đã xấu đi nhanh chóng, thể hiện qua cuộc tranh cãi gay gắt tại Phòng Bầu dục vào tuần trước giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Sau cuộc gặp này, ông Trump đã cáo buộc nhà lãnh đạo Ukraine cố gắng đảm bảo sự ủng hộ của Mỹ cho một cuộc xung đột kéo dài với Nga, thay vì tìm kiếm hòa bình.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 5/3 tuyên bố rằng, Tổng thống Ukraine Zelensky đã “phá hoại và làm suy yếu” những nỗ lực của Washington. “Đây là cuộc chiến ủy nhiệm giữa các cường quốc hạt nhân – Mỹ đang giúp đỡ Ukraine và Nga - và nó cần phải chấm dứt”, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho biết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bất kỳ hành động leo thang quân sự nào của Israel chống lại người Palestine đều có khả năng dẫn đến việc giết hại một số con tin. Đó là tuyên bố được người phát ngôn của cánh vũ trang Hamas đưa ra.

Các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa phê duyệt kế hoạch mang tên “Tái vũ trang châu Âu”, theo đó huy động số tiền lên tới 800 tỷ euro cho đầu tư quốc phòng.

Đội xử lý bom thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp (EMERCOM) của Nga đã tiến hành các vụ nổ có kiểm soát tại CHND Donetsk (DPR) vào ngày 6/3, sau khi phát hiện một kho vũ khí lớn, gồm hơn 240 quả đạn được cho là của Ukraine.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi các quốc gia từ bỏ vũ khí hạt nhân, thay vì tiếp tục chạy đua vũ trang.

Chính phủ Anh đã đạt thỏa thuận với tập đoàn công nghệ quốc phòng Mỹ Anduril Industries để cung cấp cho Ukraine các máy bay không người lái tấn công hiện đại, giúp tăng cường khả năng tác chiến ở Biển Đen.

Số người bị thương trong sự cố máy bay chiến đấu Hàn Quốc thả nhầm bom xuống khu vực dân cư đã tăng lên 29 người, bao gồm 15 thường dân và 14 binh sĩ.