Mực nước sông Gâm dâng cao, gây ngập úng
Mưa lớn kéo dài đã gây ra lũ, ngập lụt, sạt lở đất, ảnh hưởng tới 23 nhà dân. Một số tài sản như bè cá, các công trình nhà bếp, nhiều diện tích lúa, hoa màu bị vùi lấp, cuốn trôi. Trên các tuyến Quốc lộ 34, 4A; tỉnh lộ 207 đã xuất hiện hơn 50 điểm sạt lở. Ước tính thiệt hại gần 2 tỷ đồng. Mưa lớn cũng khiến nước trên sông Gâm dâng cao đạt mức báo động ba vào ngày 8/6.

Trước tình hình trên, tỉnh Cao Bằng đã tập trung thông đường sớm nhất để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân. Đồng thời tổ chức thông tin, cảnh báo người dân chú ý, di dời nếu thấy dấu hiệu sạt lở đất.
Tỉnh cũng triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét.


Thủ tướng Chính phủ đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.
Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.
Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.
Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.
Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.
Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.
0