Mẹ và em
Hồi Ngát học lớp 5 cũng là lúc phải xa mẹ, xa ngôi nhà thân thương và chuyển ra Hà Đông để bắt đầu một cuộc sống tự lập cùng bố. Đến năm học lớp 6, hôm ấy trời lạnh, Ngát về thăm mẹ một mình và được tin mẹ có em bé, đó cũng là lúc mà cô bé hồi hộp chờ đợi em trai mình chào đời.
Năm tháng cứ thế trôi đi, Ngát vẫn tự làm tất cả mọi việc cho bản thân mình. Nhớ mẹ, thương mẹ ở quê một mình, đêm nào cô cũng khóc, không ngủ được. Lúc nào Ngát cũng chỉ mong đến cuối tuần để được về với mẹ, xoa xoa cái bụng tròn tròn của mẹ. Mỗi lần về quê thăm mẹ, hai mẹ con lại hỏi nhau như đã cả năm không gặp.
Vào 28 Tết năm đó, bố của Ngát mới được nghỉ, hai bố con sắp xếp đồ đạc, quần áo về với mẹ. Đêm 30 Tết mẹ cô chuyển dạ. Ngát nghĩ thằng nhóc Đức An này thật gan lì, làm mẹ đau bụng cả ngày mồng một Tết, nó chọn đến chiều mới chui ra khỏi bụng mẹ.
Năm Ngát học lớp 8, em trai cô mới được 7 tháng tuổi. Sáng dậy, mẹ phải đến trường sớm nên cô bé phải đi chợ, nấu bột và cho em ăn, đưa em đi nhà trẻ. Ngày nào cũng vậy, nấu bột xong cũng là lúc cậu em trai thức dậy, cậu em lười ăn, nên mỗi sáng cho ăn là một cuộc chiến giữa hai chị em.
Các cụ bảo “Trai mồng một, gái hôm rằm”. Đức An sinh vào mồng một, có lẽ vì thế mà bướng bỉnh, khó chiều. Tuy nó nghịch ngợm, đôi lúc khiến Ngát bực mình, khó chịu nhưng cô vẫn yêu em hơn tất cả. Hai chị em đã có quá nhiều kỷ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ trong suốt những năm tháng tuổi thơ.
Đối với Ngát, An là đứa trẻ đáng yêu nhất mà cô bé từng gặp trên đời này. Cô yêu cậu em trai bằng tất cả tấm lòng của người chị, có thể lời nói sẽ chẳng bao giờ thể hiện hết được tình cảm cô dành cho em. Ngát thấy cậu em trai đã đem đến cho cô vô vàn điều kỳ diệu và ý nghĩa trong cuộc sống này, kể cả những lúc buồn tủi./.


Tháng Ba khép lại bằng những ngày nồm ẩm, lạnh se sắt xen lẫn những cơn mưa phùn lê thê. Miền Bắc giao mùa như một cô gái đỏng đảnh, lúc nắng ấm dịu dàng, lúc lại trở mình hờn dỗi, để lại trong không gian hơi ẩm bức bối, khiến lòng người cũng chùng xuống theo những giọt mưa.
Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?
Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.
"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.
Tháng Ba về, khi thời tiết ở Hà Nội dần trở nên ấm áp hơn, có người thường ra phố, tìm mua ít quả nhót từ gánh hàng của các chị bán rong trên phố. Dẫu không thích ăn chua nhưng chỉ cần nhìn thấy mấy quả nhót chín ứng đỏ như đôi má trẻ thơ khi gió xuân tràn về, lòng cô không khỏi nôn nao nỗi nhớ quê hương.
0